Tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo. Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế sớm cụ thể hoá các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch Covid-19 thành danh sách các đầu việc chi tiết đến từng cơ sở, trước hết là trong bệnh viện và trường học. Phản ánh của phóng viên Phương Thoa:
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh trung thu. Theo đó, việc sử dụng các nguyên liệu trong sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam, phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.- Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa cho sản phẩm bánh trung thu, giúp sản phẩm tuân thủ các chỉ tiêu an toàn một cách đồng nhất, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; giúp cơ quan chức năng thuận lợi trong hoạt động quản lý. Bộ tiêu chuẩn quốc gia cũng giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng, đồng thời tiêu dùng an toàn hơn.- Liệu đến thời điểm này mới công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu có muộn hay không? Động thái công bố này liệu có giúp kiểm soát được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm bánh trung thu? Nhất là khi chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 8- Tết Trung thu, nhà nhà tiêu dùng mặt hàng này… Bàn luận vấn đề này, khách mời là PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Chuyện nhà nông thoát nghèo, làm giàu không phải là ít, đặc biệt là những nhà nông trẻ. Nhưng khi đã luống tuổi, lặn lội học hỏi khắp nơi, sáng tỏ nhiều phương pháp, vận dụng thành công trong thực tiễn - đổi vận cho chính mình cùng gia đình, lại là “của hiếm” trong xã hội hiện đại. Ở thôn Chỉ Chòe, xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có một người nông dân năng động như vậy. Câu chuyện của bà gắn với hiệu quả thiết thực từ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” - Đề án 1956.
Từ ngày 21/9 đến 2/10, tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 chính thức diễn ra theo hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Kỳ họp này cũng đánh dấu 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc - khuôn khổ tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu. Diễn ra trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; cùng với nhiều thách thức an ninh truyền thống vẫn đang tồn tại, vai trò của Liên hợp quốc sẽ được thể hiện ra sao? Các thành tựu đã đạt được trong 75 năm qua cần phải được phát huy thế nào trong thời gian tới? Đây sẽ là những nội dung trọng tâm được bàn thảo tại tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần này. Cùng VOV1 trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ.
Từ ngày 24/9 tới, thành phố Hội An chính thức triển khai trở lại đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ”, “Phố đêm”, các làng nghề truyền thống và hoạt động Hướng dẫn tham quan Khu phố cổ Hội An. Đồng thời giảm 50% giá vé tham quan Khu phố cổ áp dụng từ ngày 24/9 đến hết ngày 31/10.
Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu ở Hà Nội bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hiện cả 4 đoàn liên ngành của thành phố đang tăng cường kiểm tra trong tuần cao điểm giáp Tết Trung thu. Phóng viên Văn Hải phản ánh.
Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể, giải quyết toàn bộ các vấn đề như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Thế nên, biến con sông Tô Lịch vốn dĩ ô nhiễm nhiều năm thành một Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh là cả một câu chuyện dài. Và liệu rằng giải pháp tổng thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt có khả thi? Cùng khách mời là Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.
Du lịch Việt Nam - Ấn Độ bàn cách mở lại thị trường khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Hội chợ thực phẩm Hoa Kỳ quảng bá các sản phẩm chất lượng cao tới người tiêu dùng Việt Nam.
Ấn Độ liên tục xác lập kỷ lục số ca nhiễm Covid-19 mới và trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có nhiều bệnh nhân Covid-19 nhất, chỉ sau Mỹ. Các chuyên gia y tế thậm chí còn cảnh báo rằng với tốc độ lây lan hiện nay, đến cuối tháng 9 này, Ấn Độ có thể sẽ hứng chịu “kịch bản” tồi tệ hơn: vượt qua Mỹ và trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn thế giới. Là một trong số các quốc gia áp dụng các quy định nghiêm ngặt để phòng chống đại dịch ngay từ đầu, từ tháng 3 đến nay Ấn Độ áp dụng 3 lần phong tỏa toàn quốc nhưng tại sao đến nay Ấn Độ mất dần kiểm soát dịch Covid-19? Lý giải vấn đề này là nội dung của chương trình “10 phút sự kiện luận bàn” với những góc nhìn thực tế tại địa bàn qua lăng kính của các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ.
Từ ngày 22-24/9, Đảng bộ tỉnh Sơn La tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XV. Nhìn lại kết quả nhiệm kỳ qua, Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó phải kể đến thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cây lương thực ngắn ngày kém hiệu quả. Mặc dù không có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng nhờ các chủ trương đúng đắn và sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, Sơn La đã vươn lên là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng cây ăn quả với hơn 80.000 héc ta; có 16 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang 12 nước, trong đó có nhiều thị trường khó tính. Ghi nhận của Phóng viên Thanh Thủy, CQTT Tây Bắc.
Đang phát
Live