Ngày 01/04/2021, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 04/2021. Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021.
- Phát hành giấy tờ có giá và rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.- Bộ Tài chính đẩy nhanh nghiên cứu cách quản lý tiền ảo, tài sản ảo.- Cục Hàng không đề xuất nối lại chuyến bay quốc tế theo 3 giai đoạn.- Thông tin thị trường hàng hóa thế giới: Giá cà phê chính thức kết thúc chu kỳ tăng kéo dài từ tháng 11 năm ngoái.
Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Vậy để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, và chúng ta đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gì? Đây là những vấn đề được ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. phân tích:
- Ngày 1/4, nước ta bắt đầu đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ hai nước ta được giữ trọng trách này.- Lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác.- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm sự việc bệnh nhân cầm đầu đường dây ma tuý trong bệnh viện tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Hà Nội.- Thượng viện Nga thông qua dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử thêm 2 nhiệm kì nữa.- Nghi can trong vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố IS.- Bài bình luận “Xây dựng pháp luật: Luôn rất cần sự liêm chính”.
Đã 1 năm kể từ khi chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong vòng 21 ngày - được đánh giá là lớn nhất thế giới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Rất nhiều giải pháp khác cũng đã được chính quyền New Delhi triển khai trong năm qua nhằm bảo vệ quốc gia 1,3 tỷ dân này. Nhưng đến nay, quốc gia Nam Á này đang tiếp tục phải vật lộn với làn sóng dịch bệnh thứ 2 cùng số ca nhiễm mới tăng từng ngày. Trước đỉnh dịch dự báo sẽ xảy ra vào cuối tháng 4 tới đây, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi có những bước đi nào để vừa rút kinh nghiệm những bài học cũ vừa ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình mới?
Dự thảo Nghị định điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang thu hút nhiều ý kiến của người dân và các bộ, ngành. Thực hiện dự thảo, sẽ có 8 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương, trợ cấp hằng tháng kể từ 1/1/2022. Vấn đề quan trọng vẫn là tăng bao nhiêu, tăng như thế nào, tăng vào thời điểm nào trong bối cảnh người dân thuộc nhóm đối tương ưu tiên thì mong ngóng từng ngày, còn nhiệm vụ “chia sẻ khó khăn với người lao động, với doanh nghiệp và duy trì nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách phòng, chống Covid-19” cũng cần được đề cao.
Ấn Độ không ủng hộ đề xuất của Nhật Bản, trong đó mời các nước ASEAN tham gia Sáng kiến Phục hồi Chuỗi Cung ứng (SCRI) – một cơ chế mới nhằm làm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cũng như xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững hơn tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
- Tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV có với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.- Ba tháng đầu năm nay, tổng vốn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.- Iran và Trung Quốc ký một hiệp ước hợp tác chiến lược 25 năm. Đây được cho là làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Đông và làm suy yếu các nỗ lực nhằm cô lập Iran của Mỹ.- Trong một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài một tháng qua, Thủ tướng Cộng hòa Séc tuyên bố dự định từ chức.
Tại đô thị cổ Hội An, UBND thành phố Hội An, Đài Tiếng nói Việt Nam và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức trình diễn nghệ thuật thực cảnh “Hội An Show”. Đây là lần đầu tiên một chương trình thực cảnh tái hiện thương cảng Hội An xưa với những câu chuyện truyền thuyết về sự tích Chùa Cầu. Sự kiện nằm trong chuỗt hoạt động khởi động lại du lịch của Hội An hậu Covid-19.
Lần đầu tiên trong lịch sử, cán bộ đảng viên trong cả nước được trực tiếp nghe các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước truyền đạt nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng mà không qua báo cáo viên.- Thành phố Thủ Đức được giao quyền tối đa để phát triển. Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong.- Các địa phương đồng loạt tắt điện để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm nay. Đây là sự kiện nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người dân.- Ai Cập chạy đua với thời gian để khôi phục giao thông ở kênh đào Suez. Theo ước tính, vụ mắc kẹt tàu hàng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 400 triệu đô la mỗi giờ.- Tại Mỹ lại xảy ra xả súng khiến 2 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Đang phát
Live