- Tai nạn tàu cá, những lo ngại trong mùa mưa bão. - Vươn khơi bám biển: "Tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi". + Cảnh sát biển phối hợp huyện đảo Bạch Long Vỹ tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi + Phỏng vấn bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ thanh tra pháp chế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT về những văn bản luật cần biết khi vươn khơi xa
Dịch Covid-19 khiến nhiều nơi phải giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng ăn uống chuyển sang bán hàng đem về… song lại giúp cho nhiều ứng dụng trên điện thoại tăng trưởng nhanh chóng, nâng cao số lượng người sử dụng, góp phần chuyển đổi số nhanh hơn. Mới đây, Tổ chức Viễn thông quốc tế công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu cho thấy, Việt Nam đã vươn lên, xếp trong Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, những thách thức đặt ra khi ứng dụng công nghệ số lại chính là vấn đề bảo mật, an toàn thông tin của mỗi cá nhân khi sử dụng công nghệ số, bởi tội phạm mạng rất tinh vi, tấn công không để lại dấu vết. Vậy đâu là những giải pháp góp phần bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho người sử dụng trong quá trình chuyển đổi số?
Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.
Trong xu hướng dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, nhiều quốc gia trên thế giới phải triển khai các chính sách nhằm cải thiện tỷ lệ sinh như thiết lập những chương trình an sinh xã hội quy mô lớn để khuyến khích sinh thêm con. Tuy nhiên, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới là Ấn Độ lại đang hướng đến các biện pháp thắt chặt và kiểm soát dân số bùng nổ. Một số bang của Ấn Độ đang xem xét thực hiện chính sách 2 con và khuyến khích các biện pháp hạn chế sinh sản nhằm kiểm soát dân số. Đây được xem là những thay đổi lớn trong chính sách dân số của quốc gia Nam Á này. Sự thay đổi đó được lý giải ra sao?
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Sau khi huyện vùng cao Tương Dương của Nghệ An chỉ trong 3 ngày ghi nhận 12 ca dương tính với SARS-CoV-2 Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã họp khẩn tại huyện Tương Dương cùng các huyện giáp ranh là Kỳ Sơn và Con Cuông, đồng thời quyết định thực hiện giãn cách toàn bộ huyện Tương Dương theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 16/7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thường trực giữa Chính phủ với 27 địa phương phía Nam về công tác phòng, chống dịch COVID-19.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Trong đó kịch bản lạc quan nhất, dịch kiềm chế được trong tháng 8 thì GDP năm nay có thể đạt 6,2%.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án các môn thi trắcnghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba.- Taliban và chính phủ Afganistan gấp rút đàm phán hòa bình nhằm ngăn ngừa một cuộc nội chiến.
6 tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. - Bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu mới cho Việt Nam khi tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm thứ hai của nhiệm kỳ. Vượt qua những thách thức, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên cương vị quan trọng này trong 6 tháng đầu năm 2021, khẳng định vai trò và năng lực của Việt Nam trong tổ chức đa phương quan trọng hàng đầu thế giới. Ông Đỗ Hồng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao bàn luận về vấn đề này.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Đang phát
Live