Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 QH khóa 13 và Nghị quyết số 51 QH khóa 14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một trong những nội dung làm việc quan trọng của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thời gian qua. Đặc biệt, đúng vào thời điểm các trường Tiểu học trên cả nước đang bước vào giai đoạn tập huấn cho giáo viên để sẵn sàng giảng dạy sách giáo khoa lớp 1 mới từ năm học 2020-2021. Và cũng chỉ còn khoảng 1 tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu, vậy các giáo viên lớp 1 trên cả nước đã sẵn sàng với việc triển khai sách giáo khoa mới hay chưa? Để triển khai hiệu quả sách giáo khoa lớp 1 mới cần phải chú ý những vấn đề nào?
- Giá Sách giáo khoa mới: Cần kiểm soát bằng cơ chế hợp lý.- Tìm hiểu mô hình kinh tế trang trại xóa đói giảm nghèo.- Ấm tình quân dân trong xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc Cư M’gar
Đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Vậy nên câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp" sẽ được trao đổi với hai khách mời: PGS.TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và ThS. Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Thái Minh.
Sau khi tốt nghiệp đại học y khoa loại khá giỏi, không khó để bác sĩ trẻ tìm được việc làm tại các thành phố lớn. Thế nhưng mấy năm qua vẫn có những thầy thuốc trẻ bỏ chốn thị thành về công tác tại vùng sâu, vùng xa, dấn thân để nhanh trưởng thành hơn. Bác sĩ Phùng Đức Sơn, quê Chương Mỹ (Hà Nội) đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là 1 trong những người như thế. Tham gia dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác luân phiên tại huyện nghèo của Bộ Y tế, 3 năm qua, bác sĩ Sơn đã có một hành trang đầy ắp những kinh nghiệm chuyên môn và sự trải nghiệm trong cuộc sống, để tới đây có thể vững vàng trở về làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/05/2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng, ngày 16/07, Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhằm tổng kết công tác của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua, rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới với phương châm: Đoàn kết- Dân chủ- Kỷ cương- Đổi mới- Sáng tạo- Phát triển”, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chủ đề Đại hội lần này đề ra là “Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phù hợp với xu thế vận động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Tin của phóng viên Tạ Lan.
- Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Thủ đô thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á.- Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải đáp nhiều câu hỏi của khách hàng về tình trạng bị ghi sai chỉ số công tơ đo điện năng và hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến những tháng hè.- Dịch bệnh bạch hầu tại Tây Nguyên chưa có dấu hiệu được kiểm soát khi Đăk Lăk và Gia Lai phát hiện thêm thêm 4 ca mắc mới.- Dập tắt đám cháy lớn tại xưởng sản xuất mũ bảo hiểm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Cảnh sát Anh bắt giữ 2 người đàn ông bị tình nghi đe dọa đánh bom trên một chuyến bay từ Ba Lan tới Ailen, buộc máy bay phải chuyển hướng hạ cánh tại Anh.- Kỷ niệm 5 năm ngày ký thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1, quốc gia Tây Á chỉ trích Mỹ rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran khiến nền kinh tế nước này gặp rất nhiều khó khăn.
- Tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong năm nay hoàn thành cơ bản giải quyết chế độ chính sách người có công đối với các hồ sơ thanh viên xung phong còn tồn đọng.- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua Nghị quyết giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời quyết định chưa bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bằng hình thức giá tối đa.- Giá vàng trong nước vẫn ở mức cao nhất 9 năm qua. Nhiều chuyên gia cảnh báo, người đầu tư cần phải cân nhắc vì sẽ có nhiều biến động và giá vàng rất khó đoán.- Thêm ba trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk.- Mỹ khẳng định, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu khắp biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.- Hơn 200 con sông ở Trung Quốc bị vỡ đê gây ngập lụt nghiêm trọng, khiến hơn nửa miền Nam nước này bị nhấn chìm trong nước.
Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
- 6 tháng năm 2020, ngành nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.- Làm gì để sản phẩm nông sản phát triển từ nay đến cuối năm?- Các tỉnh miền Trung nguy cơ cháy rừng do nắng nóng.- Vai trò của HTX trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Đang phát
Live