Cùng với học sinh cả nước, sáng nay thầy và trò của 5 tỉnh miền núi Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái hân hoan đón ngày khai giảng với sự quan tâm của chính quyền các cấp. Những địa phương vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua cũng đã nỗ lực khắc phục khó khăn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho ngày khai giảng.
Sáng nay 5/9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, hơn 345.000 học sinh trong tỉnh Kiên Giang đến trường tham dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024. Trong năm học này, ngoài việc tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục thì ngành giáo dục Kiên Giang quyết không để bất cứ học sinh nghèo nào bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.
Sáng nay (5/9), các địa phương trên toàn quốc đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024 trong không khí tươi vui, phấn khởi. Năm học 2023-2024 được coi là năm bứt phá, hay nói như cách của người đứng đầu ngành giáo dục là năm học bứt tốc trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông – chuẩn bị cho giai đoạn cuối của quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là một năm vừa nhìn lại kết quả 3 năm đã triển khai, trực tiếp triển khai các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị các điều kiện triển khai các lớp cuối cùng. Với những yêu cầu đó, ngành giáo dục đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Yêu cầu đổi mới đi vào chiều sâu, đến từng môn học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cũng sẽ bộc lộ nhiều hơn so với những năm học trước. Do đó đòi hỏi phải dồn lực tập trung cao độ để vượt qua và đạt được mục tiêu đề ra. Một năm học nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, ngành giáo dục xác định những nhiệm vụ trọng tâm ra sao? Nhân dịp năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ câu chuyện này.
Sáng nay, hơn 23 triệu học sinh sinh viên chính thức bước vào năm học mới. Nhân dịp này, Chủ tịch nước có thư gửi ngành giáo dục, khẳng định: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững.- Chương trình có bình luận: Chung tay tạo bứt phá cho đổi mới giáo dục.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Indonesia, khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, bền vững.- Tuyến phà từ TP Hà Tiên đi Phú Quốc được nối lại, góp phần giải tỏa lượng khách du lịch còn kẹt lại ở đảo trong kỳ nghỉ lễ do ảnh hưởng của bão số 3.- Nhật Bản ấn định ngày phóng tên lửa đưa tàu đổ bộ lên Mặt Trăng.
Sau thời gian dài nghỉ hè, nguy cơ tỷ lệ học sinh ở miền núi tỉnh Quảng Bình bỏ học đầu năm học rất cao. Đầu năm học mới, các giáo viên miền núi lại vượt suối, băng rừng, lặn lội tới khắp các bản làng heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn để vận động các em học sinh trở lại trường lớp. Không ít thầy cô phải đến đến tận nhà, kiên trì vận động, thuyết phục phụ huynh cho con em tới trường.
Do nhiều tác động khiến một số ngành nghề hiện rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân lực đã qua đào tạo kĩ năng nghề nhưng không thể tuyển dụng được. Trong khi đó, Nhà nước đang có nhiều chính sách ưu tiên dành cho người học nghề. Tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, một số trường Cao đẳng nghề đang khuyến khích và thực hiện nhiều chính sách miễn học phí đối với học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo; miễn học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS; ngoài ra còn hỗ trợ học bổng và các chính sách về ăn, ở, đi lại... khi theo học nghề đặc biệt là nhóm ngành về nông nghiệp. Học nghề đang mở ra cơ hội việc làm như thế nào với các bạn trẻ? Học nghề: Được hưởng chính sách ưu tiên gì? - Khách mời: Ông Đào Sỹ Tam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Năm học mới 2023-2024 chuẩn bị bắt đầu. Đến hẹn lại lên, trong khi học sinh cả nước háo hức được đến trường thì phụ huynh lại bộn bề mối lo tiền sách vở, học phí, đồng phục... Trong đó, không ít phụ huynh ở một số nơi bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với loạt khoản thu tự nguyện đầu năm. Đây là chủ đề luôn “nóng” mỗi năm học mới. Làm thế nào để chấn chỉnh lạm thu đầu năm học, tránh “đến hẹn lại lên”?
Năm học 2023-3024 thành phố Hà Nội có hơn 2 triệu 200 nghìn học sinh các cấp, tăng gần 70 nghìn học sinh so với năm học trước. Số lượng học sinh tăng nhanh, đặc biệt ở các quận nội thành, chính vì vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới của thành phố đó là đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm trường học mới, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai phương án hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp học, đảm bảo chất lượng dạy học và đạt mục tiêu kế hoạch năm học mới 2023-2024, PV Đài TNVN thường trú tại miền Trung thông tin:
Chuẩn bị năm học mới: Thầy cô giáo lên rẫy vận động học sinh đến lớp.- Sàn giao dịch việc làm trực tuyến toàn quốc – đòi hỏi từ thực tiễn và trách nhiệm của các bên liên quan.- Việt Nam-Singapore có rất nhiều cơ hội phát triển bứt phá hệ sinh thái khởi nghiệp.
Đang phát
Live