Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy.- Bộ Tài chính bác kiến nghị hỗ trợ về các loại thuế với sản xuất, lắp rắp xe ô tô điện.- Nhiều cơ quan, đơn vị chúc mừng Đài Tiếng nói Việt Nam nhân kỷ niệm 78 năm thành lập.- Ấn Độ tiến hành phá các khu ổ chuột hiện là nơi cư ngụ của hơn 13 triệu dân trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.- Anh xem xét liệt tập đoàn Oắc-nơ vào danh sách tổ chức khủng bố.- Đội tuyển U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại bảng C vòng loại giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2024.
Được đánh giá là một trong những nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam cũng đang tích cực giải quyết các thách thức như quá trình đô thị hóa nhanh chóng, số hóa quy trình sản xuất, chuyển đổi năng lượng và biến đổi khí hậu để hướng tới mục tiêu Net Zero (phát thải ròng khí nhà kính bằng 0) vào năm 2050. Nhằm chung tay cùng Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trên, ABB - Tập đoàn kỹ thuật toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ điện và tự động hoá đã và đang thúc đẩy các xu hướng mới như năng lượng tái tạo, xe điện, dữ liệu số bằng cách tích cực hợp tác với khách hàng, giúp tối ưu hóa sự cạnh tranh và giảm tác động tới môi trường một cách bền vững.
Biến đổi khí hậu đang “bào mòn” những tiến bộ phát triển kinh tế của châu Phi. Châu Phi với hơn 1,3 tỷ người đang mất 5% đến 15% GDP hàng năm do tác động lan rộng của biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, ngành cá da trơn (cá tra) tại Đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều tác động, từ giá cả vật tư, thức ăn tăng cao, biến đổi khí hậu, thất thoát lớn trong các khâu từ sản xuất đến thu hoạch; trong đó, thất thoát tại vùng nuôi chủ yếu nằm ở khâu thất thoát thực phẩm. Để góp phần giảm tình trạng này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada (IDRC) đồng tài trợ triển khai dự án về “Thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá da trơn (cá tra) ở lưu vực sông Mekong” với nhiều hợp phần thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương.
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, năm 2022 vừa qua, kết quả dư nợ cho lĩnh vực tín dụng xanh của ngành ngân hàng là 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân trong 5 năm từ 2016 đến năm 2021 là 25% (trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước khoảng 15%). Tốc độ tăng này được đánh giá là khá nhanh và cũng là một trong những định hướng về tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế xanh của Chính phủ đã được triển khai một cách hiệu quả.
Trong bối cảnh các nguồn nguyên vật liệu sơ cấp ngày càng cạn kiệt, sản xuất, tiêu dùng bền vững là một trong những xu hướng tất yếu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Việt Nam cần xây dựng, ban hành thêm những khung pháp lý, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, hướng tới xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn….
Nhân dân luôn ở vị trí trung tâm, là chủ thể, động lực và mục tiêu xuyên suốt của mọi chính sách phát triển kể từ ngày trọng đại của dân tộc trong mùa thu lịch sử năm 1945.- Liên tiếp tin vui trong lĩnh vực khoa học - giáo dục khi 14 nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng trong nhóm có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm nay của thế giới và Đoàn Học sinh Việt Nam đoạt 4 huy chương tại Olympic Tin học quốc tế.- Cũng trong chương trình trưa nay, chúng tôi phát sóng phần đầu của loạt phỏng vấn các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam nhân kỉ niệm 50 năm ngày nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.- Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc họp khẩn sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên về phía biển Hoàng Hải.- Hội chợ Công nghệ Tiêu dùng Quốc tế lần thứ 99 chính thức diễn ra tại Đức. Sự kiện giới thiệu đến người xem các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Dữ liệu mở - dữ liệu trực tuyến của Việt Nam đang được Liên hợp quốc xếp hạng thứ 86/193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là một thứ bậc tốt so với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài, nhưng vẫn là khiêm tốn trên trường quốc tế, cần nỗ lực nhiều hơn, bởi đây là “mỏ vàng” cho tăng trưởng, trong giai đoạn mới.
Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Sức mua hồi phục cùng nhiều chính sách kích cầu được triển khai, thị trường trong nước được kỳ vọng là “đòn bẩy” hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế
"Nếu TP.HCM vận dụng và phát huy tốt lợi thế từ Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thì trong 10 năm, từ 2026-20235 kinh tế TP có thể tăng trưởng 2 con số". Đó là kỳ vọng của chuyên gia kinh tế tại tọa đàm “Lực đẩy phát triển từ Nghị quyết 98 của Quốc hội" diễn ra sáng 31/8 do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức.
Đang phát
Live