Olympic Hóa học quốc tế năm 2024 -ICHO lần thứ 56 được tổ chức vào ngày 21-30/7 với sự tham gia của 327 thí sinh đến từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bảng tổng sắp huy chương so với các đội tuyển quốc gia khác, đoàn Việt Nam xếp đồng hạng hai với đoàn Hoa Kỳ và chỉ xếp sau đoàn Trung Quốc. Kết quả này cũng thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic Hóa học, khẳng định được vị trí của học sinh Việt Nam với các nước tiên tiến trên thế giới. Với số điểm 77,35/100, thành viên đội tuyển OlympicNguyễn Hữu Tiến Hưng - học sinh lớp 12 Hóa Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - không chỉ giành huy chương Vàng mà còn xếp hạng thứ 17 trong số hơn 300 thí sinh xuất sắc toàn cầu dự thi Olympic hóa học quốc tế (IChO) năm nay. Không chỉ xuất sắc trong học tập, Nguyễn Hữu Tiến Hưng còn năng nổ trong các hoạt động đoàn thể và rất giỏi thể thao. Em là 1 trong 9 học sinh ưu tú nhất của trường được đứng vào hàng ngũ của Đảng rất sớm.
Trong sáng nay, Ủy ban TVQH chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết hôm nay đã trình Chính phủ biểu giá điện giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Theo đó, bậc 1 tính từ từ 0 kwh đến đến 100 kwh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm rõ các giải pháp gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam, góp phần ổn định xuất khẩu, tăng thu nhập người dân. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh việc phát huy được giá trị văn hóa bản địa, giá trị văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tối 20/8, Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương bắt đầu các hoạt động tại tỉnh Quảng Ngãi. Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng đông đảo các sỹ quan, thủy thủ tham dự buổi khai mạc.
Các thành tựu và chính sách về kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, cũng là một trong những lĩnh vực được các ứng cử viên tập trung tìm kiếm lợi thế. Cuộc bầu cử năm nay cũng vậy, nắm bắt tâm lý cử tri, nhằm tăng tốc cho cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng, mới đây, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Cộng hoà là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã cùng công bố các sách lược kinh tế trọng tâm nếu đắc cử. Được đánh giá đều có chung mục tiêu là giúp người dân Mỹ sớm thoát khỏi tình trạng lạm phát hay giảm thuế; nhưng cách tiếp cận cũng như hướng triển khai dự kiến của mỗi ứng cử viên lại có những điểm khác biệt - tạo nên những dấu ấn cạnh tranh riêng!
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân. Năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74,87% thì đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số (tương ứng với 93,6 triệu người tham gia BHYT). Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, bảo hiểm y tế luôn được Chính phủ xác định như là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội, cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Những số liệu đã nêu cho thấy chính sách BHYT đã và đang thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào? - Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Bộ Y tế đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế... trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế. Những vướng mắc này dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở y tế vẫn xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý II tốt hơn Quý I. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế biến động khó lường, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó sức cầu trong nước vẫn yếu, là những yếu tố đầy thách thức với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Lạm phát có dấu hiệu gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đã tăng 4,08% so cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 4,12%. Vậy giải pháp nào để “bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra” ? Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh có những phân tích, góc nhìn về các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Việt Nam có nhiều cơ hội ứng dụng tốt trí tuệ nhân tạo (AI) cho lĩnh vực y tế và giáo dục. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo- GenAI Summit 2024 với chủ đề “Chân trời mới”. Hội nghị do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Công ty New Turing Institute (NTI), Công ty Rethink Healthcare Foundation (RHF) tổ chức hôm nay (18/8) tại TP.HCM.
Đang phát
Live