Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục Lạng Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh để quyết tâm hoàn thành mục tiêu của năm học.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị lần thứ ba Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025.- Thủ tướng Phạm Minh Chính họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và tiếp một số lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Ấn Độ.- Từ ngày 1/1/2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ được cách ly tại nhà 3 ngày.- Lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData thuộc Tập đoàn Vingroup giải mã thành công hệ gene hơn 1.000 người Việt. Thành công của dự án mở ra bộ cơ sở dữ liệu quý cho cộng đồng, góp phần phát triển y học chính xác tại Việt Nam.- Nhật Bản lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.- Các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu họp bàn giải pháp ứng phó với Covid-19 và quan hệ căng thẳng với Nga quanh vấn đề Ucraina.
Là một chính sách bắt buộc mang tính chất phòng ngừa rủi ro đối với học sinh, sinh viên, khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy vậy, một loạt vấn đề vẫn được các bậc cha mẹ học sinh đặt ra hiện nay, đó là : Nếu có các vấn đề sức khỏe, học sinh, sinh viên được bảo hiểm chi trả tối đa bao nhiêu? Mức đóng thế nào, gia đình khó khăn có được hỗ trợ mức đóng không? Y tế trường học sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên như thế nào? Bà Khương Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Quản lý thu và phát triển đối tượng tự đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân tích rõ hơn vấn đề này.
Học trực tuyến, kiểm tra đánh giá cuối kỳ như thế nào để đảm bảo hiệu quả và công bằng?- Triển lãm gấu bông Teddy lớn nhất thế giới tại Nga.- Từ phận làm thuê, anh nông dân đổi đời thành tỷ phú
Từ đầu tuần này, học sinh khối lớp 9 và lớp 12 tại TP.HCM bắt đầu quay trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học online. Trước đó, Hà Nội cũng cho phép học sinh lớp 9 và 12 của một số trường học tại các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố Hà Nội trở lại trường học trực tiếp. Học sinh các khối khác vẫn học trực tuyến và qua truyền hình.- Nơi thì học sinh đi học trực tiếp, nơi thì học trực tuyến, đặt ra câu hỏi: Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I năm học này sẽ được tổ chức như thế nào? Có nên cho học sinh kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tiếp, thay vì trực tuyến như dự định ban đầu? Rồi kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến liệu có bảo đảm tính công bằng, chính xác và minh bạch như các các kỳ thi trực tiếp không? Khách mời là Tiến sĩ Lê Thái Hưng – Trưởng khoa Quản trị Chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đang thực hiện thủ tục triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về miễn giảm học phí học kỳ I năm học 2021-2022 kịp thời.
Đã có 9.707 đơn vị máu được tập thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng người thân tới tham gia và đóng góp cho “ngân hàng máu” trên Toàn quốc từ ngày 06 - 12/12/2021 – thời gian diễn ra “Tuần lễ hồng EVN lần thứ VII” - là chương trình hiến máu nhân đạo được phát động trong toàn Tập đoàn, với thông điệp “Vạn trái tim – Một tấm lòng”. Theo PTS.TS Nguyễn Hà Thanh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chỉ tính riêng trong tháng 11/2021, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có hơn 80 lịch hiến máu bị hoãn/hủy không thể tổ chức khiến hơn 20.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo kế hoạch. Điều này đã gây thiếu hụt nguồn máu, nhiều bệnh viện đã không đủ máu để điều trị, nhiều người bệnh phải chờ đợi để được truyền máu. Khi cộng đồng cần, Tập đoàn kêu gọi, ngay lập tức đã có hàng vạn CBCNV Tập đoàn Điện lực Việt Nam tình nguyện đăng ký hiến máu. Hoạt động an sinh xã hội này càng có ý nghĩa trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, không những bổ sung nguồn máu dự trữ đang thiếu hụt tại các bệnh viện do dịch bệnh COVID-19 mà còn lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, nguồn cảm hứng truyền đi thông điệp về tinh thần nhân văn, lòng nhân ái, đoàn kết, chia sẻ yêu thương.
Liên quan đến việc đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trực tiếp trở lại vào ngày 13/12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, không chỉ các cơ sở giáo dục cần nâng cao tính an toàn mà cần cả sự phối hợp của phụ huynh để đảm bảo quyền lợi của các em khi đi học trực tiếp trong thời gian tới.
Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tại Hội nghị Tổng kết chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019-2021- Khai mạc phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội- 2 đề tài nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của nhóm kỹ sư Việt Nam được công nhận tại một sự kiện quốc tế- Cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ kết thúc mà không có Tuyên bố chung nào được đưa ra. Đặc biệt, trong vấn đề Ucraina, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung- Ba chính đảng của Đức ký thỏa thuận liên minh thành lập Chính phủ mới, chính thức hoàn tất tiến trình đàm phán thành lập liên minh cầm quyền tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu
Một số địa phương đã cho học sinh THPT ở các xã, phường, thị xã cấp độ dịch mức 1 và 2 đi học trở lại. Hà Nội đã điều chỉnh cho lớp 12 đến trường học trực tiếp 50% các ngày thứ 2, 4, 6 và 50% các ngày thứ 3, 5, 7. Các ngày xen kẽ học trực tuyến. TP.HCM cũng ban hành hướng dẫn cho phép thí điểm dạy và học trực tiếp đối với các lớp 1, 9, 12, bắt đầu từ ngày 13/12. Tuy nhiên, qua khảo sát 70% phụ huynh lớp 1 tại TP Hồ Chí Minh không đồng ý đi học trực tiếp từ 13/12. Song trước tình hình số ca mắc tại hầu khắp các tỉnh, thành phố đang tăng nhanh trở lại cùng nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron được cho là siêu lây nhiễm hiện nay, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại nếu không kiểm soát được dịch sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an. Chúng ta chấp nhận chung sống an toàn với COVID-19, nhưng sự an toàn đó cần được đảm bảo ở mức độ nào để tạo tâm lý an tâm khi các em đến trường? Những kịch bản nào cần được đặt ra để các cơ sở giáo dục không lúng túng, bị động khi có các ca mắc và tiếp xúc gần? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đang phát
Live