Tiếp tục phiên họp thứ 25, hôm nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).- Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất mức lương 120 triệu đồng một tháng cho lãnh đạo làm khoa học nhằm hướng đến xây dựng một số đơn vị nghiên cứu hàng đầu được quốc tế công nhận.- Chỉ chiếm 12% thị phần vận chuyển hàng hóa, hàng không Việt Nam chưa thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.- Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra hôm nay đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới giữa 3 nước.- Cộng đồng Kinh tế Tây Phi thảo luận về khả năng can thiệp quân sự ở Ni-giê.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là năm học mới 2023-2024 bắt đầu. Đến hẹn lại lên, trong khi học sinh cả nước háo hức được đến trường thì phụ huynh lại bộn bề mối lo tiền sách vở, học phí, đồng phục... Trong đó, không ít phụ huynh ở một số nơi bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với loạt khoản thu tự nguyện đầu năm. Đây là chủ đề luôn “nóng” mỗi năm học mới. Điều đáng nói là, năm nào trước thềm năm học mới, ngành giáo dục cũng ra công văn nhắc nhớ các khoản thu chi đầu năm. Cũng có nhiều trường hợp lạm thu bị phát hiện, đưa lên thông tin đại chúng, thậm chí có trường hợp lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật. Tuy nhiên tình trạng lạm thu vẫn tái diễn, “biến tướng” và núp dưới tên gọi khác nhau. Làm thế nào để chấn chỉnh lạm thu đầu năm học, tránh “đến hẹn lại lên”? Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.
Người Dao là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn nhất ở tỉnh Quảng Ninh, sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, những địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phòng. Vốn đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân bản nhưng để thực sự có thể “cùng nói tiếng dân tộc”, cán bộ chiến sĩ công an Quảng Ninh đang tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng tiếng Dao phù hợp với đặc thù địa bàn.
Như Đài TNVN đã đưa tin, trước thông tin gần 3.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện chưa có trường để học khiến học sinh và phụ huynh lo lắng, Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết đã có phương án giải quyết vấn đề này.
Tại chương trình gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên diễn ra ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp trung học cơ sở.
Tạm dừng tăng học phí: Áp lực chất lượng giáo dục- Hãng bưu điện hoàng gia Anh Royal mail bắt đầu sử dụng thiết bị không người lái để đưa thư- Lớp học cô Bình ở Hà Nội giúp trẻ em thêm yêu địa lý - lịch sử - văn hóa Việt Nam
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.
Học trực tuyến hay còn gọi là học online không còn xa lạ, nhất là trong bối cảnh chúng ta vừa trải qua những năm tháng đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, có một thực tế là gần đây, các khóa học trực tuyến ngày càng nở rộ và khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, lo lắng về tính hiệu quả của nó, khi mà nhiều khóa học cho thấy sự yếu kém về chất lượng, thậm chí có trường hợp quảng cáo một đằng, thực tế lại một nẻo. Vậy câu chuyện này nên được nhìn nhận như thế nào? Liệu có cách nào để kiểm định, đánh giá chất lượng các khóa học trực tuyến này?
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày mai, với nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật- Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức thành công chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương" nhằm tôn vinh, thúc đẩy tâm thức bảo vệ, phát triển tài nguyên biển, đảo Việt Nam- Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM kiến nghị thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí trong năm học tới- Chính quyền quân sự do phe đảo chính lập ra tại Niger một lần nữa yêu cầu chính phủ Pháp rút quân- Người dân Israel biểu tình phản đối cải cách tư pháp trong tuần thứ 32 liên tiếp
Hiện nay, rất nhiều học sinh, phụ huynh ở Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn mang nặng tâm lý bằng cấp, mong muốn con em mình phải vào các trường đại học, nhưng khả năng lại hạn chế. Vậy việc tổ chức giáo dục, hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở Bà Rịa – Vũng Tàu bước đầu có thực sự mang đến sự yên tâm cho phụ huynh, học sinh? Bài viết của Gia Khang, phóng viên thờng trú tại TPHCM sẽ đề cập vấn đề phân luồng học sinh sau THCS ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đang phát
Live