VOV1 - Nga và Ukraine đã lên tiếng công kích lẫn nhau về các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng. Nga cho rằng Ukraine “đang mất kiểm soát tình hình”, với việc binh sĩ bất tuân lệnh từ cấp trên.
VOV1 - Sau 12 giờ thảo luận, cuộc đàm phán marathon giữa Nga và Mỹ đã kết thúc hôm qua tại Saudi Arabia, tập trung vào việc giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đen.
VOV1 - Cuộc xung đột tại Ukraine, đặc biệt là vấn đề lãnh thổ và quyền kiểm soát đối với Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia dự kiến sẽ là tâm điểm cuộc điện đàm hôm nay giữa Tổng thống Nga Vladimri Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
VOV1 - Tại thủ đô London, Anh, Thủ tướng Anh Keir Starmer chủ trì Hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo châu Âu để thảo luận về các kế hoạch quốc phòng và an ninh chung. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh châu Âu nỗ lực đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
VOV1 - Mặc dù Nga và Mỹ đã tiến hành cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên nhằm khôi phục quan hệ và chuẩn bị cơ sở để chấm dứt cuộc chiến Ukraine, trong tuần vừa qua, tình hình xung đột giữa 2 nước vẫn không hề lắng dịu.
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Xung đột giữa Nga – Ukraine có những dấu hiếu leo thang sau khi Ukraine tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ “mạnh tay” từ phía Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin tăng cường “đe dọa hạt nhân”.
Tổng thống Ukraine hôm qua (31/8) đã kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa nhằm cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, đề xuất này của Ukraine cho đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của phương Tây và lời đề nghị này cũng khiến cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời.
Tại cuộc họp diễn ra hôm qua 12/8 về tình hình biên giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định các ưu tiên của nước Nga sau chiến dịch tấn công quy mô lớn của Ukraine nhằm vào khu vực Kursk hôm 6/8 vừa qua.
Đang phát
Live