Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề nhức nhối, gây thiệt thòi quyền lợi cho hàng trăm ngàn lao động. Tại TPHCM, thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 10/2020, số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp ở TPHCM đã vượt quá con số 4300 tỷ. Ngành Bảo hiểm xã hội TPHCM đã và đang nỗ lực truy thu món nợ dai dẳng này
- Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật: Thực tế và những vấn đề cần quan tâm - Cần chú trọng hơn đến công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp - Nữ Luật sư nặng lòng với họat động bảo vệ trẻ em.
Tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài của các Doanh nghiệp đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động. Tính đến tháng 10 năm nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền gần 22 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong những năm qua, kiểm toán nhà nước bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác , khách quan của cơ quan kiểm toán nhà nước không chỉ giúp Chính phủ, Quốc hội đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính ngân sách nhà nước mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế. xã hội từ đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng ngân sách.
- Doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động thời kỳ dịch Covid-19 - Nhìn lại hoạt động xuất khẩu 2020 & những vấn đề đặt ra - Phát triển sản phẩm đặc sản vùng miền ở vùng Tây Bắc gắn với Chương trình 964.
- Chuyển đổi số – Giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp logistics vượt khó thời Covid.- BHXH Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ đại dịch.- Chuyên mục Cafe Doanh nhân là cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với doanh nhân Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện Tiktok Việt Nam về nội dung “Hướng người dùng Tiktok vào hoạt động thương mại điện tử lành mạnh"
- Nhiều sự kiện văn hóa xã hội độc đáo.- Cuốn sách “Việt Nam cất cánh” của một chuyên gia nước ngoài viết về Việt Nam đang gây sự chú ý của dư luận.
Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nhằm tiếp thu những giá trị tích cực của nhân loại trong phát triển kinh tế để phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vậy nhưng vẫn có những quan điểm, tiếng nói cho rằng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là "thủ tiêu động lực phát triển”. Điều này gây cản trở không nhỏ tới quá trình thực hiện mô hình kinh tế này ở Việt Nam. Từ đó, họ đòi hỏi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế. Vì sao một số đối tượng lại đưa ra những ý kiến đó? Những ý kiến này mang tính xây dựng hay còn mang động cơ gì khác? Và chúng ta cần phải nhận diện như thế nào cho đúng về vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN? Chuyên mục Nhìn thẳng - Nói đúng hôm nay có sự tham gia của vị khách mời của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thanh, Giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Từ chuyện một số nghệ sĩ bị tẩy chay và những lùm xùm sau đó, cần nhìn nhận ra sao về vai trò của hoạt động phê bình trong đời sống nghệ thuật?- Xu hướng nở rộ nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay.- Hàng hiệu đã qua sử dụng tại Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 bỗng dưng lên ngôi.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Đang phát
Live