Hoa Kỳ cam kết tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời ủng hộ Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".- Từ ngày mai, thí điểm quy trình xác thực hành khách bằng căn cước công dân gắn chip và nhận diện khuôn mặt qua camera tại Sân bay Nội Bài.- Hôm nay, khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản.- Ấn Độ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.- Bình luận: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu - cái khó bó cái khôn!
Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội: Cần chính sách cụ thể.- Cô gái 16 tuổi làm “hồi sinh” ca khúc Cheri Cheri Lady của ban nhạc Modern Talking.- Không khí rộng ràng trong ngày Tết quân dân đồng bào Khmer ở ấp Trà Mòn xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.- Chia sẻ của NSUT Lộc Huyền - Trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm – Nhà Hát Tuồng Việt Nam về khát khao đưa nghệ thuật Tuồng đến gần hơn với công chúng.
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân tại khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án này được đánh giá là mang tới nhiều hy vọng để người dân có nhà ở với giá thành rẻ hơn, phù hợp với khả năng chi trả của họ. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu của Đề án là xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội và đưa những căn hộ này đến được đúng đối tượng? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng
Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội: Cần chính sách cụ thể.- "Thổi hồn vào những gốc cà phê" tạo nên những tác phẩm mang hình tượng đời sống Tây Nguyên.
- Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp là chủ trương lớn, mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong thời gian qua, công tác phát triển nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế. - - Với 7.950.000 m2 sàn nhà ở xã hội đã xây, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng kết quả này mới đạt khoảng 64% so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của đối tượng người thu nhập thấp ở các đô thị hiện rất lớn. - Để tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Vậy, các địa phương đang chuẩn bị những gì để hiện thực hóa mục tiêu này của Chính phủ? Những giải pháp nào cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội thời gian tới? Đây cũng là nội dung của Dòng chảy kinh tế hôm nay.
Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này?
Sau một giai đoạn phát triển nóng, thị trường bất động sản đã rơi vào giai đoạn trầm lắng với rất nhiều khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật, dòng vốn tín dụng. Trước thực tiễn này, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng cùng các địa phương vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08 năm 2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Và gần đây nhất, ngày 3.4 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu của Đề án là xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và đưa những căn hộ này đến được với người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất?
Kiểm soát quyền lực cần làm gì để có hiệu lực và hiệu quả?- Chính phủ chính thức phê duyệt đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung triển khai gói 120.000 tỷ đồng- Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp- Trào lưu sử dụng điện thoại phổ thông ngày càng phổ biến trong giới trẻ Mỹ- Thị trường chứng khoán: VN-Index tiếp chuỗi tăng 10 phiên liên tiếp- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường vừa ký Công văn số 548 tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu- Nhiều vấn đề nóng tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ chủ trì lễ đón toàn quyền Australia David Hurley thăm cấp nhà nước Việt Nam- Ngân hàng nhà nước khẳng định sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện gói 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội- Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra toàn diện Tiktok tại Việt Nam
Ngày 11/03 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá… Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Đang phát
Live