- 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những dấu hiệu khả quan, nhiều địa phương bắt đầu tính tới việc cho học sinh trở lại trường từ tuần sau.- Nhiều địa phương điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.- Khai mạc Hội sách trực tuyến toàn quốc năm 2020. Đây là lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng để phòng chống dịch bệnh.- Mỹ tiếp tục là tâm dịch, khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.- Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya phát động cuộc tấn công quân đội miền Đông, bất chấp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
- Việt Nam đẩy nhanh sản xuất trang thiết bị y tế ứng phó với dịch Covid-19.- Điều trị thành công bệnh nhân Covid-19 và sứ mệnh người thầy thuốc tuyến đầu.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai trương hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, bảo vệ cộng đồng, phòng chống Covid-19.- 2 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, hiện chỉ còn 70 ca bệnh đang được điều trị.- Đà Nẵng đón công dân Việt Nam từ những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 tại Italia.- Từ hôm nay, Hà Nội tiến hành rà soát, xét nghiệm nhanh Covid-19 tại một số chợ đầu mối. Việc xét nghiệm nhanh nhằm tìm ra những ca nghi mắc bệnh để tổ chức khoanh vùng kịp thời.- Những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo đã tác động tiêu cực tới thị trường gạo trong và ngoài nước.- Mưa đá và giông lốc gây thiệt hại nặng cho bà con các tỉnh miền núi phía Bắc.- Số người tử vong do đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 150 nghìn người, trong đó châu Âu chiếm tới hơn 1 nửa. Dư luận nhiều nước cho rằng, cần phải tổ chức một cuộc điều tra quốc tế để làm rõ các thông tin liên quan đến đại dịch này.- Giá dầu thô của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua.
- 24 giờ qua Việt Nam không có ca nhiễm mới Covid-19. Dự kiến có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Bộ Giao thông vận tải đưa ra các quy định mới về hoạt động vận tải hành khách thực hiện từ hôm nay, theo hướng nới lỏng đi lại, phù hợp với đợt giãn cách xã hội lần thứ 2 này cho từng địa phương theo nhóm nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và nguy cơ thấp.- Nhiều địa phương trong nhóm nguy cơ thấp bắt đầu nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.- Các nước G7 tỏ ra “mềm mỏng” hơn với Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời cảnh báo các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế cần làm việc cẩn trọng trong xử lý khủng hoảng do Covid-19.- Nga chính thức thông báo hoãn lễ diễu binh kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít.- Cách thức xác định nhóm đối tượng lao động tự do để nhanh chóng được nhận hỗ trợ từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Đây được coi là nhóm đối tượng khó kiểm kê, khó xác định nhất.
- Việt Nam trao vật tư y tế cho các nước Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ để phòng chống dịch Covid-19, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế.- Hà Nội đã sẵn sàng hỗ trợ cho 4 trong tổng số 7 nhóm đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ.- Thêm một công ty xuất khẩu gạo gửi đơn cầu cứu tới các bộ ngành Trung ương về việc Hải quan mở tờ khai lúc 0 giờ khiến doanh nghiệp bị động, không đăng ký được tờ khai nào; trong khi hàng nghìn tấn gạo của công ty vẫn phải nằm chờ ngoài cảng cả chục ngày nay, gây nhiều thiệt hại.- Công an tỉnh Thái Bình phục hồi điều tra vụ án "Cố ý gây thương tích" liên quan đến bị can Nguyễn Xuân Đường, còn gọi là Đường Nhuệ.- Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19 trên toàn quốc sau khi số ca nhiễm mới tăng nhanh.- Một số nước châu Âu quyết định nối lại các hoạt động của nền kinh tế sau khi bị đình trệ quá lâu vì dịch bệnh.
Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên ở nước ta bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo các yếu tố phòng, chống dịch Covid-19, sau khi TPHCM áp dụng đánh giá theo "Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại doanh nghiệp". Bộ chỉ số này là công cụ rất quan trọng để các doanh nghiệp có cơ sở triển khai hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Phản ánh của phóng viên Kim Dung, thường trú tại TP.HCM.
- Việt Nam chủ trì tổ chức thành công 2 Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN về Covid-19.- Các nước, báo chí ca ngợi vai trò và dấu ấn của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020.
- Tổng thư ký ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ứng phó Covid-19.- Đến nay, tổng số tiền, hiện vật ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng chống đại dịch Covid-19 là gần 1 nghìn 600 tỷ đồng.- “ATM gạo” đầu tiên tại Hà Nội tiếp tục cấp phát gạo miễn phí cho người nghèo vào ngày mai.- Lạng Sơn công điện khẩn báo cáo, đề xuất với Thủ tướng tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong 15 ngày kể từ ngày mai. Trong khi đó 2 của khẩu tại Cao Bằng có tình trạng ùn ứ hàng hóa.- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết sẽ giữ “mối quan hệ tốt đẹp” với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong bối cảnh Tổng thống Mỹ quyết cắt giảm kinh phí hỗ trợ tổ chức này.- Nga khẳng định ủng hộ những nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.
Đang phát
Live