Việt Nam- Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững của hai nước- Dư luận Mỹ hoan nghênh Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững; trong khi đó, các hãng tin lớn ở khu vực Trung Đông phản ánh đậm nét sự kiện với nhiều nhận định tích cực- Mạnh dạn, táo bạo – Nhiều dự án khởi nghiệp của thanh niên miền Nam thu tiền tỷ- Đã xác định 2.122 người chết và hơn 2.400 người bị thương trong vụ động đất tại Ma Rốc. Công tác cứu hộ vẫn được quốc gia này khẩn trương triển khai- Ethiopia tuyên bố hoàn tất quá trình tích nước cho đập thủy điện Đại Phục Hưng
Từ đầu năm 2021 trở lại đây, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự gắn kết giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công thương Lào cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam – Lào ngày càng khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ. Với tiềm năng phát triển còn rất lớn, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào không chỉ tăng trưởng ở mức độ 10-15%/năm mà phát triển thật ổn định và bền vững. Bài viết của Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Viêng-chăn, Lào.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện và sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của chính giới, học giả và người dân ở Mỹ.
Nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hôm nay (10/9), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Biden kể từ khi ông nhậm chức đầu năm 2021, diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện và gần 30 năm bình thường hóa quan hệ. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ giúp đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, thực chất và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry đang thăm làm việc tại Việt Nam- Việt Nam và Mỹ là một ví dụ điển hình về hòa giải để thế giới tốt đẹp hơn. Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden từ ngày mai- Văn phòng Chính phủ chủ trì tổ chức họp báo thường kỳ tháng 8, trả lời nhiều vấn đề nóng được báo chí quan tâm- Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Ma-rốc tiếp tục tăng nhanh, hiện lên tới hơn 1 nghìn người. Cộng đồng quốc tế gửi lời chia buồn với nhân dân Marocco và cam kết hỗ trợ khắc phục hậu quả- Hội nghị G20 ra Tuyên bố chung tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995 và 2023 là năm hai nước kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. 10 năm qua là giai đoạn phát triển nhanh nhất, toàn diện nhất và hiệu quả nhất trong quan hệ hai nước. Phạm Huân, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Mỹ có cuộc trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam là một sự kiện lịch sử trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm cho thấy hai bên đều rất coi trọng nhau trong chính sách đối ngoại của mình và trong chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói riêng. Nhân dịp này, Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Andrew Wells-Dang, chuyên viên cấp cao tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ.
Tại buổi họp mặt kỷ niệm 31 năm ngày Quốc lễ Cộng hòa Slovakia – Ngày Hiến pháp 1/9, do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM tổ chức sáng nay (9/9), ông Marian Veres, Phó Đại sứ - Tham tán thương mại, Đại sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam cho rằng: năm 2023 có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia, với việc Chính phủ Slovakia thông qua quy chế dân tộc thiểu số cho cộng đồng người Việt sinh sống tại quốc gia này.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
“Quan tâm và coi đổi mới sáng tạo là một trong những trọng tâm của chiến lược tăng trưởng’- chính là ưu điểm, lợi thế thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, trong bối cảnh nền kinh tế có tới 97% là doanh nghiệp diện siêu nhỏ, nhỏ và vừa, từ bên trong, Việt Nam cần nhận diện và thúc đẩy những động lực của đổi mới sáng tạo cũng như tìm kiếm các giải pháp để đổi mới sáng tạo Việt Nam thu hút được dòng vốn FDI chất lượng:
Đang phát
Live