Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới tại Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa Bình.- Lần đầu tiên, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn cùng lắng nghe nông dân kiến nghị, gỡ khó về chính sách đất đai phát triển nông nghiệp xanh sạch và bền vững.- Nông dân vay nợ để làm giàu ở Đắc Nông.- Tổng thống Nga Vladimia Putin phê chuẩn Hiệp định hợp tác quân sự với Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Saotome vaà Prinsipe.- Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu COP29 bế mạc, thông qua 2 vấn đề quan trọng là tài chính khí hậu và thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Việt Nam dẫn đầu ASEAN và nằm trong 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia.- Thừa Thiên - Huế đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.- Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí cười.- Các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam, mở ra những cơ hội mới để củng cố vị thế của nước này trên thị trường kim loại quý toàn cầu và địa phương.
Cần thiết phải có các cơ chế tài chính đổi mới và hợp tác công- tư để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh trong bối cảnh thế giới và Việt Nam tiếp tục đặt ưu tiên cho phát triển bền vững. Đây là thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại tọa đàm “Tài chính xanh trong phát triển bền vững” được C asean Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất mức giảm sâu hơn thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí- Việt Nam có nữ nhà khoa học đầu tiên giành Giải thưởng TechWomen 100 của Anh- Báo động tình trạng tận diệt chim trời mùa di cư tại tỉnh Nghệ An- Phát hiện thư chứa bột khả nghi gửi tới Văn phòng Thủ tướng Bỉ- Thái Lan xây cầu mới kết nối trực tiếp với Campuchia để thúc đẩy giao thương và du lịch
Theo đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam, "Công việc chăm sóc không lương bao gồm chăm sóc con cái, người già và các công việc nội trợ vẫn là gánh nặng lớn đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người đang điều hành các doanh nghiệp nhỏ. " Làm thế nào để nâng cao kỹ năng số, giúp phụ nữ cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc là nội dung toạ đàm do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức chiều nay (22/11/2024) tại Hà Nội.
Việc huy động các nguồn lực và công nghệ trong phòng chống dịch bệnh là giải pháp thiết yếu giúp Việt Nam đối phó với các thách thức y tế công cộng trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới. Nội dung được thảo luận tại Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch COVID-19 do Viện Pasteur TPHCM tổ chức hôm nay.
Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Chẳng biết tự bao giờ tại Thái Bình đã có câu vè: “Quê lúa lắm chuyện lạ kỳ. Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm”. Một trong 2 nhân vật được nhắc đến trong câu vè đó, là thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, một người bị tàn tật từ nhỏ, nhưng đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành nhà thơ nổi tiếng, gắn với nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động. Thơ của Đỗ Trọng Khơi luôn chất chứa nỗi buồn của số phận, đoạn trường gian truân của cuộc đời được ẩn dụ trong hình ảnh “Con chim sẻ mổ hạt dẻ ven đường”. Nhưng trong sâu thẳm hồn thơ đó lấp lánh niềm tin yêu, hy vọng và một tinh thần bản lĩnh không khuất phục trước tật nguyền. Câu chuyện về “nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La, Việt Nam và Pa Háng, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào là một trong những cửa ngõ quan trọng, được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, du lịch giữa các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào và các nước thứ 3, đem lại những đổi thay nơi phên dậu Tổ quốc.
Sáng 22/11, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP.HCM tổ chức khai mạc triển lãm hình ảnh với chủ đề: “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Sự kiện diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM) và kéo dài đến ngày 06/12/2024.
Đang phát
Live