Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10/6 tới 14/6. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dẫn đầu, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự Hội nghị.
Việt Nam - Đức tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược trên mọi lĩnh vực- Công bố Nghị quyết 04 của Tòa án nhân dân Tối cao về xử lý hình sự các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản- Bộ Công thương vào cuộc điều tra vụ việc hàng xuất khẩu khi đến tay người nhập khẩu bị thiếu hàng, mất hàng- Chiến sự Trung Đông gia tăng căng thẳng khi Hezbollah tập kích tên lửa dữ dội chưa từng có vào Israel- Google, Apple bị phạt tại Hàn Quốc vì vi phạm luật dữ liệu định vị, trong khi Nhật Bản ban hành luật hạn chế Apple và Google "thống trị" thị trường ứng dụng
Ngày 12/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội diễn ra Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”; Giới thiệu tự truyện “Mãi vẫn là người lính”; Phục dựng và trao tặng Di ảnh chân dung màu cho một số gia đình Liệt sĩ. Chương trình do Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp cùng với Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ (Mỹ), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB “Mãi mãi tuổi 20” phối hợp tổ chức.
Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với sự tham gia của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên. Tại kỳ họp này, Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ngày 11/6 ở Thủ đô Paris, Pháp, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng.
Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp.- Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt nhất.- Cần sớm tháo gỡ khó khăn trong khai thác cát biển phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam.- Tòa án liên bang Delaware (Mỹ) kết tội ông Hunter Biden, khiến ông trở thành con của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên bị kết tội.- Indonexia phân bổ lại ngân sách, dành thêm hàng trăm triệu đô la Mỹ hỗ trợ nông dân đối phó với hạn hán.
Việt Nam đã tụt 7 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố. Thông tin này thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao ngành du lịch Việt Nam có nhiều nỗ lực phát triển, nhưng vẫn tụt hạng? Đâu là những bất cập, yếu kém cần nhanh chóng khắc phục, để cải thiện và nâng tầm du lịch nước nhà? Cần có sự phối hợp, liên kết và triển khai chính sách đồng bộ như thế nào giữa Cục Du lịch Quốc gia với các ban ngành, địa phương, đơn vị vận tải, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn… để mang lại hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững?
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng- Chính phủ thông qua đề nghị của Bộ TN&MT đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín có hiệu lực thi hành từ 1/8 tới- Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý Châu Á- Quân đội Israel vẫn tiếp tục tấn công trung tâm dải Gaza vào hôm nay- Người dân Bulgaria tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội lần thứ sáu, trong ba năm qua
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn- Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các đơn vị và địa phương vượt mọi khó khăn thi công đường dây 500 KVA mạch 3- Hệ thống công nghệ thông tin của Bưu điện Việt Nam đã hoạt động trở lại, sau khi bị tin tặc tấn công mã hóa dữ liệu- Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội và các doanh nghiệp tổ chức đón chuyến tàu hỏa charter đầu tiên của năm 2024 chở khách du lịch đến với Quảng Bình- Nhiều địa phương miền Bắc bị ngập nặng và giao thông chia cắt do mưa lớn- Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn và sạt lở đất- Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên khi cả Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên áp dụng chiến thuật chiến tranh tâm lý- Trong khi đó, quan điểm của Nga và Mỹ liên quan đến vấn đề vũ khí hạt nhân đang khiến thế giới quan ngại- Chính quyền thành phố Jakarta, Indonesia kêu gọi người dân đi bộ 7500 bước mỗi ngày, để cải thiện chất lượng không khí
Hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11/6/1948-11/6/2024), chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Việt Nam-Khát vọng vươn xa” diễn ra vào 20h tối ngày 5/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.
Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp và phản hồi thông tin trên báo chí cũng như các nghĩa vụ phải tuân theo. Vậy nhưng, như đã trở thành thông lệ, vào các dịp Ngày Tự do Báo chí thế giới (3/5) hay Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức hoặc một số đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Những chiêu trò “bổn cũ soạn lại” này nhằm bôi đen tình hình tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. “Nhận diện những thiên kiến sai lệch về Tự do báo chí tại Việt Nam” là chủ đề của chuyên mục “ Nhận diện sự thật” hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lê Nghiêm - Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT.
Đang phát
Live