Ở nhà đọc sách trong thời gian phải giãn cách xã hội là việc làm hữu ích, không chỉ góp phần giảm lây nhiễm Covid-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người. Cũng chính vì lẽ đó mà trong những ngày áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ở TP.HCM không chỉ có những suất ăn, những phần lương thực, thực phẩm được trao tay mà còn có những món quà đặc biệt khác cũng được trao đến người dân, đó là sách. Đọc sách ngày giãn cách đang là một trong những hoạt động được nhiều người dân TP.HCM hưởng ứng. Những câu chuyện lan toả văn hoá đọc trong mùa dịch, đang giúp người dân nhiều lứa tuổi cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn trước dịch bệnh diễn biến phức tạp qua những trang sách.
Bảo đảm nguồn cung ứng hàng hoá, tránh hiện tượng găm hàng tăng giá mùa dịch.- Nhiều thanh niên ở Đắc Lắc viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch.- Lan toả văn hoá đọc, tạo tinh thần bình tĩnh trong mùa dịch
Người đàn ông ở Mỹ mặc bộ quần áo gấu đi bộ 640 km quyên góp tiền từ thiện.- Dự án "Bước chân của sách" và sự lan tỏa văn hóa đọc, tri thức trong nhà trường tại thành phố Hải Phòng.- Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La chia sẻ về nỗi gian truân và niềm vui của việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới.
- Câu chuyện làm bằng giả của Trường Đại học Đông Đô- lỗ hổng này là do đâu?- Thay đổi trong cách bán sách - thúc đẩy văn hóa đọc của giới trẻ.
Có món hàng nào mà bạn có thể dùng thử, thậm chí sử dụng rồi mới quyết định mua hoặc không mua cũng không sao? Cách bán hàng đặc biệt này đang được rất nhiều nhà sách thực hiện và không chỉ thu hút khách hàng mà tạo nên một nét văn hóa đọc rất thú vị. Phóng viên Minh Thắm, Cơ quan thường trú tại TPHCM có bài viết về nét văn hóa thú vị này:
Nhiều năm nay, hệ thống thư viện ở nước ta, nhất là thư viện công cộng hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và yêu cầu phát triển của ngành. Trong khi đó, nhận thức của xã hội về vai trò của văn hóa đọc và thư viện còn hạn chế, người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đọc. Hoạt động thư viện nhìn chung còn gặp khó khăn về kinh phí hoạt động. Vì vậy, đã có 2 thư viện cấp tỉnh bị sáp nhập với bảo tàng. Kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiều thư viện trong tình trạng xuống cấp về trụ sở, trang thiết bị lạc hậu. Hơn 30% thư viện cấp huyện không được cấp kinh phí để bổ sung tài liệu. So với các nước trong khu vực, hoạt động thư viện ở nước ta vẫn còn có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển. Từ ngày 1/7/2020, Luật Thư viện chính thức có hiệu lực mở ra trang mới cho thúc đẩy hoạt động thư viện phát triển, đồng thời nâng cao vị trí thư viện là “nhạc trưởng” cùng các ngành liên quan và toàn xã hội thúc đẩy văn hóa đọc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để các quy định của Luật Thư viện đi vào cuộc sống cần có một lộ trình và sự thay đổi về tư duy, cách làm của những người làm thư viện cũng như sự quan tâm đầu tư của xã hội. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của người tâm huyết với hoạt động thư viện cũng như văn hóa đọc, đó là anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập Sách hóa nông thôn.
- Tiếp tục chương trình kỳ họp, hôm nay Quốc hội thông qua dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đây được cho là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư.- Nhiều địa phương, đơn vị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 10 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức. Nghiện Game online chất độc vô hình đối với trẻ, như một lời cảnh báo đối với nhiều bậc cha mẹ trong việc quản lý con cái.- Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu Trung Quốc thôi “đòi” 50 triệu USD.- Mỹ và Trung Quốc hôm nay có cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau căng thẳng giữa hai bên liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.- Đụng độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khiến con số thương vong của 2 bên cao hơn nhiều so với con số đã được công bố.
Chiều 16/6, tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại Tp.HCM đưa tin.
- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.- Chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh. Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.
Đang phát
Live