
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại biểu người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ- Thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và nơi bị phong tỏa, cách ly phòng, chống dịch COVID-19 được xét đặc cách tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 đợt 2- Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo Mỹ sẽ vỡ nợ nếu nghị sỹ không sớm tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ liên bang- Trung Quốc sẵn sàng ứng phó với bão In Fa, trong khi đó, số người thiệt mạng do lũ lụt tại Ấn Độ đã tăng lên 125 người
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, cơ sở cho thuê nhà trọ trên địa bàn đề nghị xem xét miễn, giảm tiền thuê nhà trọ, phòng ở cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62.000 tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid 19, công tác xét nghiệm thần tốc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với lịch trình di chuyển phức tạp của các ca bệnh Covid 19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 của Hà Nội xác định, phải đẩy nhanh tốc độ truy vết, khoanh vùng, tổ chức cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Thời gian lấy mẫu xét nghiệm cũng như thời gian trả kết quả cũng cần nhanh chóng và không được chậm trễ. Nhờ đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, chỉ tính riêng trên địa bàn, thành phố đã phát hiện hàng trăm trường hợp mắc Covid 19 lây nhiễm trong cộng đồng để kịp thời triển khai khoanh vùng, truy vết. Thần tốc và nhanh gọn là phương châm xét nghiệm để có thể kiểm soát dịch bệnh nhằm không để lây lan ra cộng đồng.
Đợt dịch thứ 4 lan rộng đang khiến nhiều nơi bị phong tỏa, doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất; kéo theo hàng triệu lao động phải nghỉ việc, mất việc. Có thể nói, chưa bao giờ hàng triệu công nhân lao động lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách hỗ trợ kịp thời cho những người yếu thế, trong đó có công nhân bị mất việc và có hoàn cảnh khó khăn. Đó là gói 62 nghìn tỷ đồng, và gần đây là Nghị quyết 68 với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Cùng với Chính phủ, chính quyền địa phương, công đoàn các cấp thời gian qua cũng đã đồng hành sát cánh cùng công nhân chung sức vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
-Vai trò của chợ truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh.- Những thông tin cần biết về “luồng xanh” vận tải.- Mục tiêu chủ yếu của sản xuất, tiêu dùng bền vững- Cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam - Doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương thực hiện “3 tại chỗ” để không đứt gãy chuỗi sản xuất - Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.