
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
Các quan chức Đức hôm qua xác nhận cuộc trò chuyện bị rò rỉ về vụ tấn công cầu Crưm, đồng thời cam kết“một cuộc điều tra cẩn thận, chuyên sâu và nhanh chóng” nhằm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc có nguy cơ khắc sâu thêm rạn nứt trong NATO, hơn 2 năm sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.
Tiềm năng thu 5.000 tỉ đồng từ bán tín chỉ các bon: nguồn lực lớn cho bảo vệ và phát triển rừng.- Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.- Trọng tâm xung đột Ukraine trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga.- Hơn 22.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm.
Ngày 28/02, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc việc đóng cửa "tạm thời" biên giới với Ukraine đối với hàng hóa, trong bối cảnh căng thẳng về ngũ cốc Ucraina giá thấp ngày càng gia tăng.
Ở thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine bước sang năm thứ 3, nhằm thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng đã ký các thỏa thuận an ninh dài hạn với Ukraine. Sau Anh, Đức, Pháp và Đan Mạch, Italia và Canada là những quốc gia mới nhất đã ký kết thỏa thuận an ninh thời hạn lên đến 10 năm với Ki-ep. Một số quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán và dự kiến ký kết hiệp định tương tự trong thời gian tới. Cách tiếp cận mới của các nước phương Tây trong việc thể hiện sự ủng hộ an ninh cho Ukraine bằng các thỏa thuận song phương thay vì một hiệp ước tập thể mang lại lợi thế gì cho Ukraine? Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an cùng bàn luận vấn đề này.
Tại Hội nghị quốc tế về viện trợ cho Ucraina tại Paris tối qua (26/2), Tổng thống Pháp kêu gọi một làn sóng hỗ trợ mới dành cho Ukraine để đảm bảo Nga không thể giành thắng lợi. Tổng thống Pháp cũng lần đầu tiên chia sẻ không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.
Khoảng 160 tấn ngũ cốc của Ukraine đã bị phá hoại tại một ga đường sắt ở Ba Lan trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính sách của Liên minh châu Âu (EU) cũng như tình trạng mất cân bằng với sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn mà một quan chức cấp cao của Ukraine hôm Chủ nhật cho biết là từ Ukraine.
Ngày 24/2 đánh dấu cột mốc tròn 2 năm diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự hạ nhiệt hay các bên sẵn sàng thỏa hiệp tiến tới một giải pháp hoà bình. Ngược lại, cả Kiev và Moscow đều duy trì thái độ cứng rắn khiến tình thế giằng co, xung đột vẫn rơi vào bế tắc. Bình luận của Thiếu tướng - GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhân 2 năm cuộc xung đột được đánh giá nghiêm trọng nhất trên lãnh thổ châu Âu trong nhiều năm qua.
Cuối tuần này, Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh đã công bố gói biện pháp hạn chế thứ 13 nhắm vào các thực thể và cá nhân có liên quan tới Nga, đánh dấu sau 2 năm cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra.
Hôm nay (24/02) đánh dấu tròn 2 năm ngày nổ ra cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Mỹ và Châu Âu vẫn không ngừng tìm cách gia tăng trừng phạt với Nga, trong khi triển vọng về một thỏa thuận hòa bình vẫn mờ mịt. Diễn biến của cuộc xung đột cho đến nay là một bi kịch trong chính trị quốc tế và là một bi kịch đối với toàn thế giới. Hàng nghìn dân thường đã thiệt mạng, nhiều thành phố đổ nát và hàng triệu người buộc phải di tản. Cuộc xung đột đã phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu, vẽ lại mối quan hệ giữa các quốc gia và làm rạn nứt một nền kinh tế toàn cầu được kết nối chặt chẽ.
Đang phát
Live