Hôm nay (4/10), Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh tổ chức Ngày hội tuyển sinh, tuyển dụng và sàn giao dịch việc làm nhân lực công nghệ thông tin năm 2020. Tin của Lê Hiếu, phóng viên Đài TNVN, thường trú tại miền Trung.
- Tuyển sinh ĐH 2020: Điểm sàn khối ngành sư phạm và sức khỏe: Siết chuẩn đầu vào để nâng cao chất lượng. - “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Ngày 19/9 tới, các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ thực hiện thay đổi nguyện vọng phù hợp với điểm thi đã đạt được. Thế nhưng cũng đã có nhiều thí sinh xác nhận nhập học tại các trường đại học bằng những phương thức xét tuyển không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT và bắt đầu tới giảng đường học những giờ học đầu tiên . Nhiều trường cho biết, việc thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức thành công mà không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm thi trung học phổ thông như những năm trước đây chính là quá trình tập dượt để các trường thực hiện tự chủ tuyển sinh. Ghi nhận của phóng viên Minh Hường.
Trong số 895.000 học sinh dự thi thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có gần 30 % không có nguyện vọng vào đại học. Đây là tín hiệu tích cực trong phân luồng học sinh. Hiện các trường nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang đẩy mạnh tuyển sinh đến hết tháng 10, đồng thời đẩy mạnh tư vấn trực tuyến, giới thiệu qua kênh mạng xã hội... Nhiều trường cũng đề xuất mở những ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng sự chuyển dịch thị trường lao động do dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh.
Chỉ còn vài ngày nữa là các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2020 cho phù hợp với số điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, các trường đại học trên cả nước cũng đồng loạt công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo các phương thức dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin phổ điểm từng khối thi, bởi với nhiều trường, điểm trúng tuyển sẽ cao hơn nhiều so với mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. PV Minh Hường thông tin.
Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH-CĐ đã điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng như trang thông tin điện tử của các trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Dự kiến, các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 ngày 27/9. Sau đó, nếu còn chỉ tiêu, các trường sẽ xét tuyển bổ sung. Việc chọn ngành, chọn trường mang tính bước ngoặt đối với mỗi thí sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nhưng làm sao để có thể lựa chọn đúng ngành, đúng nghề mà mình yêu thích, hơn hết là dung hòa được giữa 2 yếu tố: nhu cầu xã hội và sở thích cá nhân? Khách mời là PGS TS Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Trưởng Khoa Công trình, trường ĐH Thủy lợi và TS Nguyễn Đình Trinh, Phó Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên, trường ĐH Thủy lợi sẽ cùng trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhìn chung, điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng ít nhất 3 điểm, vì điểm thi các môn tăng cùng việc các trường đại học dành không ít chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? Và làm gì để phân loại được thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào? Cùng trao đổi vấn đề này với hai vị khách mời là GS TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội và thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm thi và phổ điểm thi đợt 1, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo nhận định chung của các chuyên gia, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay phân hóa rõ, thuận lợi tuyển sinh. Những lo ngại tổ chức kỳ thi trong khi năm học 2019-2020 bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 đã được hóa giải.
Trong khi đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các trường đại học cũng đang hoàn thiện khâu cuối cùng đối với các phương thức tuyển sinh không lấy điểm thi tốt nghiệp làm căn cứ xét tuyển. Việc các trường xây dựng thêm nhiều hình thức tuyển sinh sẽ giúp thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển đại học hơn. PV Minh Hường thông tin.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thành 2 đợt. Theo đó, những địa phương không nguy cơ cao, sẵn sàng thi, đảm bảo tốt các vấn đề về an toàn, an ninh thì tổ chức thi theo kế hoạch vào ngày 9-10/8. Còn các địa phương có nguy cơ cao, xác định chưa an toàn như Đà Nẵng, Quảng Nam,… sẽ tổ chức thi vào đợt 2 sau đó. Thế nhưng, đặt giả định sau đợt 1 thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học đã tuyển đủ thí sinh, thì những thí sinh tham dự đợt 2 có cơ hội vào những trường mong muốn nữa không? Cùng với đó là những câu hỏi đặt ra về sự chênh lệch đề thi và những thuận lợi, khó khăn của thí sinh dự thi trong 2 đợt khác nhau. Cuộc trao đổi điện thoại trực tiếp với GS TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, bàn nội dung: “Thi tốt nghiệp THPT 2020 trong điều kiện dịch bệnh: Tuyển sinh Đại học sẽ như thế nào?”
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)