Với thính giả nghe Đài TNVN, thường chỉ nhớ tới các phóng viên, BTV, phát thanh viên, mà ít khi biết tên tuổi và sự cống hiến thầm lặng của những cán bộ phía sau cánh sóng. Một trong số đó là những kĩ thuật viên làm nhiệm vụ tại các trạm phát sóng trên khắp cả nước. Hầu hết, đó đều là những địa điểm xa xôi, hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn, nhưng tất cả các cán bộ luôn ý thức nhiệm vụ chính trị khi được lãnh đạo Đài TNVN phân công, giao phó. Đó là đảm bảo giữ vững, thông suốt làn sóng quốc gia, chuyển tải thông tin của Đảng, Nhà nước, xã hội tới mọi người dân. Kỉ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, mời quý vị cùng phóng viên Hùng Cường đến thăm Trung tâm Phát sóng Quốc gia Chiêu Lầu Thi (tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) và gặp gỡ các cán bộ đang làm nhiệm vụ ở đây.
Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới xavan là nơi rất lý tưởng cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và các hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) cùng các đối tác đang triển khai Dự án “Tăng cường tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của các hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” (V-SCOPE). Dự án nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nông dân, giảm suy thoái môi trường, sử dụng nước thông minh thông qua cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu.
Nhằm mang lại cơ hội sinh kế bền vững cho người dân các khu vực ven biển miền Trung, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) những năm qua đã triển khai dự án “Phát triển ngành nuôi trai lấy ngọc tại Tonga và Việt Nam (giai đoạn 2017 - 2023). Dự án giúp đánh giá tiềm năng nuôi cấy ngọc trai bán cầu, các khía cạnh kinh tế xã hội của nghề nuôi ngọc trai bán cầu ở Việt Nam, đồng thời giúp cải thiện các phương pháp nuôi để hỗ trợ tăng sản lượng trai nhằm phát triển ngành một cách bền vững.
Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời! Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!
Hôm nay (31/5), tại Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Bệnh viện Nhi đồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 2 được giao nhiệm vụ phát triển chuyên sâu về lĩnh vực ghép tạng. Đây sẽ là trung tâm ghép tạng nhi hàng đầu tại Việt Nam.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đồng hành và sát cánh cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Con số 243 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô Úc đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Australia dành cho Việt Nam. Đây cũng là những thành tựu ý nghĩa nhân dịp hai nước Việt Nam - Australia kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tiếp tục kỳ họp thứ 5, sáng nay Quốc hội thảo luận tại Hội trường dự kiến chương trình giám sát Quốc hội năm 2024 và đánh giá hoạt động giám sát thời gian qua- Trung ương Đoàn tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023- Bộ Y tế khẩn trương hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm- Đuối nước – 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Cần thực hiện đồng thời 3 giải pháp phòng ngừa để kéo giảm tỉ lệ trẻ em đuối nước- Tại Phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an với chủ đề “Bảo đảm an ninh và phẩm giá của thường dân trong xung đột: giải quyết tình trạng thiếu lương thực và bảo vệ các dịch vụ thiết yếu”, Việt Nam kêu gọi tăng cường bảo vệ thường dân và hạ tầng, dịch vụ dân sự thiết yếu trong xung đột vũ trang- Nga cảnh báo việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Anh do can thiệp sâu vào Ukraine
Cuống rốn và nhau thai là bộ phận giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong tử cung người mẹ. Trước đây, bộ phận này được xem như một loại rác thải y tế và thường được bỏ đi sau mỗi ca sinh nở. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, máu cuống rốn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu và được sử dụng để hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý. Tại các nước phát triến, dịch vụ lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn được thực hiện phổ biến nhằm phục vụ y học và bảo vệ sức khoẻ con người. Vậy, việc lưu trữ máu cuống rốn đang được thực hiện tại Việt Nam ra sao và được ứng dụng vào điều trị những căn bệnh nào? Cùng nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tư vấn về vấn đề này.
Với quy mô dự kiến hơn 50.000 tấn sản phẩm/năm, khi đi vào hoạt động, Trung tâm Chế biến rau, quả Doveco Sơn La sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, tạo chuỗi liên kết bền vững, tạo việc làm cho lao động địa phương và là điểm nhấn cho diện mạo nông nghiệp Sơn La.
Trước thực trạng ngày càng nhiều người dân Australia trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo, chính phủ nước này cho biết sẽ thành lập Trung tâm chống lừa đảo để hạn chế các vụ việc xảy ra và giảm thiệt hại cho người dân.
Đang phát
Live