Ngoại trưởng Anh James Cleverly đang có nhiều hoạt động tiếp xúc ngoại giao với giới chức cấp cao Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến công du nước này nhằm trao đổi quan điểm, cũng như thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Ngoại trưởng James Cleverly là Bộ trưởng đầu tiên trong Nội các Anh đến thăm Trung Quốc trong 5 năm qua. Anh mong muốn thông qua chuyến thăm lần này sẽ "cài đặt" lại quan hệ với Trung Quốc sau nhiều năm căng thẳng liên quan các vấn đề an ninh, đầu tư...
Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi trong hàng thập kỷ qua chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, khi công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu”, Trung Quốc có nhiều động thái gia tăng hợp tác quốc phòng và quân sự với các quốc gia châu Phi. Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần này phần nào phản ánh cách tiếp cận mới về hợp tác của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba được tổ chức từ 28/8- 2/9 là một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần này. Diễn đàn diễn ra ngay sau chuyến công du Nam Phi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trong bối cảnh các cường quốc “tăng tốc” trong cuộc đua gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi. Có thể thấy, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi trong hàng thập kỷ qua chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, khi công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu”, Trung Quốc có nhiều động thái gia tăng hợp tác quốc phòng và quân sự với các quốc gia châu Phi. Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần này phần nào phản ánh cách tiếp cận mới về hợp tác của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc và đã có cuộc gặp với người đồng cấp Vương Văn Đào hôm qua. Hai bên đã nhất trí về một số bước nhằm giảm căng thẳng thương mại.
Cùng với việc tẩy chay các sản phẩm thủy sản xuất xứ từ Nhật Bản, người tiêu dùng Trung Quốc giờ còn lập danh sách đen các thương hiệu mỹ phẩm và hủy các tour du lịch đến quốc gia này, sau động thái xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của Tokyo mới đây.
Việt Nam - Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng- Đồng Nai hoàn thành giải phóng 5.000 hécta mặt bằng sân bay Long Thành- 8 tháng, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 3 tỷ 500 triệu USD, tăng gần 56% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay- Tân thủ tướng Thái Lan đặt mục tiêu đưa doanh thu du lịch nước này lên 94 tỉ USD trong năm 2024- Liên hợp quốc cảnh báo xung đột ở Sudan tạo vòng xoáy thảm họa nhân đạo trong khu vực
Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Gina Raimondosẽ có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, liên quan tới quan hệ thương mại Mỹ-Trung, các thách thức mà doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt cũng như những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Trong bối cảnh, căng thẳng Mỹ-Trung thời gian qua rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, liệu chuyến thăm tới Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Thương mại Mỹ có đạt được kỳ vọng? Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích về chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.
Năm 2023 từng được xem là thời điểm vàng để kinh tế Trung Quốc bùng nổ trở lại sau đại dịch Covid-19, vừa đưa đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vừa góp phần vào tăng trưởng toàn cầu. Thế nhưng thực tế những gì đang diễn ra lại không như mong đợi, khiến cho kỷ nguyên tăng trưởng thần tốc của nước này chững lại. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 5,2% trong năm nay xuống 4,5% vào năm 2024. Vậy sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện những vấn đề gì? Điều này sẽ tác động ra sao đến tổng thể kinh tế khu vực và toàn cầu; cũng như cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang ngày càng nóng bóng?
Karamay - thành phố phía Tây Bắc Khu tự trị Tân Cương. Thành phố này được mệnh danh là “Thánh địa phía Tây” của ngành công nghiệp dầu mỏ Trung Quốc. Đây cũng là thành phố duy nhất trên thế giới dùng dầu mỏ để đặt tên và được mệnh danh là “Tiểu Dubai” của Trung Quốc.
Hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Phi. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Tập trong năm nay sau khi thăm Nga hồi tháng 3, được cho là nằm trong chiến lược tăng cường quan hệ với các quốc gia đang phát triển và mới nổi của Trung Quốc. Nam Phi hiện là đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc và là quốc gia châu Phi đầu tiên tham gia hợp tác trong Sáng kiến Vành đai, Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia, trong một giai đoạn được đánh giá là “kỷ nguyên vàng”, trong đó tập trung nhiều nhất vào hợp tác kinh tế. Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc phân tích những góc nhìn rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live