Tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục tăng nhiệt sau khi nước này phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ra vùng biển ngoài khơi phía tây Nhật Bản. Động thái của Triều Tiên nhằm thể hiện sự đối trọng với các cuộc tập trân chung giữa Mỹ và Hàn Quốc sắp diễn ra. Giới phân tích cho rằng diễn biến hiện nay có thể dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Để rõ hơn về “sức nóng” của bán đảo Triều Tiên ở thời điểm hiện nay và những nguy cơ về an ninh đối với khu vực này, chuyên gia các vấn đề quốc tế, Đại sứ Nguyễn Quang Khai phân tích.
Triều Tiên sáng nay lên tiếng thừa nhận đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 trong một cuộc tập trận bất ngờ, nhằm khẳng định sự sẵn sàng cho “cuộc phản công cơ động và mạnh mẽ” chống lại các thế lực thù địch. Vụ việc diễn ra không lâu sau khi Hàn Quốc ra sách trắng quốc phòng sử dụng lại thuật ngữ “kẻ thù” dành cho Triều Tiên sau 6 năm.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đang ở thăm Mỹ và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ngày 3/2 (giờ địa phương) đã nhóm họp tại thủ đô Washington, Mỹ, tái xác nhận nguyên tắc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và dự kiến chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc.
“Mỹ đang đẩy tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên tới “lằn ranh đỏ cực độ”, nguy cơ biến bán đảo thành một kho vũ khí chiến tranh khổng lồ và là một vùng chiến sự “nghiêm trọng” – Đó là tuyên bố vừa được Bộ Ngoại giao Triều Tiên đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết triển khai nhiều khí tài quân sự tới Hàn Quốc, cùng cuộc tập trận không quân chung Mỹ - Hàn quy mô lớn vừa diễn ra.
Chính phủ Hàn Quốc mới đây một lần nữa đề cập sáng kiến “đổi viện trợ kinh tế lấy hòa bình” với kỳ vọng tạo đột phá cho các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh sóng gió không ngừng bủa vây mối quan hệ liên Triều, với hàng loạt tuyên bố và động thái răn đe lẫn nhau. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu cũng vừa công bố kết quả điều tra cho thấy, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã vi phạm hiệp định đình chiến thông qua việc đưa máy bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ của nhau.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol mới đây lần đầu tiên đề cập khả năng phát triển hạt nhân nhằm đối phó với Triều Tiên. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh sóng gió không ngừng bủa vây mối quan hệ liên Triều, với hàng loạt tuyên bố và động thái răn đe lẫn nhau của cả Hàn Quốc và Triều Tiên.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên liên tục gia tăng trong những ngày qua với hàng loạt các diễn biến nóng. Mới nhất, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm qua đã chỉ thị cho các cố vấn cân nhắc việc ngừng thỏa thuận giảm thiểu căng thẳng quân sự liên Triều ký năm 2018, sau khi quân đội Hàn Quốc phát hiện nhiều thiết bị bay không người lái của Triều Tiên vượt qua biên giới vào nước này.
Dù bỏ ngỏ khả năng tập trận hạt nhân, song cả Hàn Quốc và Mỹ đều khẳng định không loại trừ sử dụng các biện pháp hạt nhân khác với Triều Tiên. Tuyên bố mới nhất này của đồng minh Mỹ - Hàn khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở lên nóng hơn bao giờ hết, đồng thời có nguy cơ đẩy bán đảo Triều Tiên vào vòng xoáy của cuộc chạy đua hạt nhân. Diễn biến mới trên Bán đảo Triều Tiên khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
“Gia tăng bất ổn” là cụm từ được các chuyên gia mô tả về tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2022. Ở thời điểm cuối năm và ngay những ngày đầu năm mới, các quốc gia trong khu vực liên tiếp có động thái cho thấy nỗ lực củng cố quốc phòng chưa từng có. Nhật Bản, Hàn Quốc đều có quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, trong khi Triều Tiên “đánh tiếng” về những mục tiêu mới nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh quân sự trong năm tới. Những động thái này báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến bán đảo Triều Tiên có nguy cơ tăng nhiệt trong năm 2023 này.
Phóng hệ thống tên lửa đa nòng, thay đổi nhiều vị trí lãnh đạo quân sự cấp cao - Triều Tiên đã “gây chú ý” cho cả thế giới trong ngày đầu tiên của năm mới 2023. Để đối phó với các mối đe dọa “được cho là gia tăng” từ Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc vừa để ngỏ khả năng tập trận chung với Mỹ, có sử dụng vũ khí hạt nhân, để nâng cao sự hiệu quả các biện pháp răn đe.
Đang phát
Live