- “Bão” đa cấp: Lỗ hổng pháp lý hay buông lỏng quản lý?- Dự án sử dụng nghệ thuật để bảo vệ trẻ em Mỹ khỏi ma túy.- Bộ sách “Con về” và “Con về không phải bởi phép màu”.- Nữ giảng viên trẻ đầy tâm huyết đẩy mạnh gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp ở Bình Định.
Chấn thương mắt ở trẻ em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày và phát sinh tình cờ trong các hoàn cảnh khác nhau như: thể thao, sinh hoạt, vui chơi, đánh nhau, té ngã, nghịch đùa… Chấn thương có thể làm tổn thương da, tổ chức mô quanh mắt, nhãn cầu, xương hốc mắt... Đây là những chấn thương hết sức nguy hiểm, đặc biệt là những chấn thương không có biểu hiện rõ ràng ngay từ đầu nên dẫn đến việc xử lý chậm trễ, đe dọa gây mất thị lực vĩnh viễn. Chính vì vậy, khi phát hiện mắt trẻ em có những chấn thương cần được đưa đến các chuyên khoa mắt để thăm khám, đặc biệt các bậc cha mẹ cần để mắt đến con em mình nhiều hơn trong sinh hoạt và vui chơi.
- Chat với ca sỹ Nhật Phong với những bản hit trong giới trẻ.- Loạt bài “Đừng khóc một mình”, bài 1: Xâm hại tình dục trẻ em - Hành trình của những nỗi đau.
Lao động trẻ em là vấn đề có tính xã hội nhưng phần nào cũng phản ánh bức tranh kinh tế. Về vấn đề này, pháp luật đã có những quy định cụ thể những trường hợp được sử dụng lao động trẻ em và ngăn cấm tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em. Vậy nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp, việc phân biệt giữa lao động trẻ em và bóc lột sức lao động trẻ em lại không dễ dàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về lao động trẻ em đang gặp những khó khăn gì? Hệ thống pháp luật về nội dung này cần được hoàn thiện theo hướng nào? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay:
Thêm một vụ bạo hành, tra tấn trẻ em gây rúng động và phẫn nộ dư luận vừa được phanh phui. Sự việc xảy ra ở quán bánh xèo trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Chủ cơ sở là Nguyễn Thị Ánh Tuyết người Quảng Ngãi đã bạo hành, ngược đãi hai người làm công (cùng quê Quảng Ngãi), trong đó có một trẻ dưới 15 tuổi. Công an huyện Yên Phong đã bắt giữ khẩn cấp đối tượng và đang mở rộng điều tra vụ việc. Đối tượng bạo hành trẻ sẽ bị trừng trị trước pháp luật. Nhưng tinh thần, sức khỏe của cháu bé bị bạo hành sẽ còn tổn thương rất lâu. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Vì sao sự việc xảy ra trong nhiều ngày, ở khu dân cư đông đúc mà lại không một ai phát hiện ra? Trách nhiệm của chính quyền cơ sở và 17 tổ chức hội đoàn bảo vệ trẻ em ở đâu khi không phát hiện ra vụ bạo hành, dù chủ cơ sở này đã ngược đãi, đánh đập em trong một thời gian dài? Giải pháp mạnh nào để không còn những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em như trường hợp này? BTV Thanh Trường tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và nhà làm luật về nội dung này:
- Vụ bạo hành, tra tấn trẻ em gây rúng động và phẫn nộ dư luận vừa được phanh phui trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Vì sao sự việc xảy ra trong nhiều ngày, ở khu dân cư đông đúc mà lại không một ai phát hiện ra? Trách nhiệm của chính quyền cơ sở và các hội đoàn ra sao khi trẻ bị bạo hành?- Nhận diện đúng vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.- Quản lý an toàn - hiệu quả ngân quỹ quốc gia: Kho bạc các địa phương đẩy mạnh hỗ trợ giải ngân vốn đầu tư công.- Chuyến thăm bảo vệ “di sản” ngoại giao tại Trung Đông của chính quyền Tổng thống Trump.- Doanh nghiệp logistic Việt Nam phục hồi tích cực sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát ở nước ta.- Tăng cường kiểm toán - nâng cao hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.- Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng tới kế hoạch tổ chức lễ hội mua sắm Black Friday của nhiều doanh nghiệp Mỹ.
- Từ vụ việc cậu bé giúp việc cho 1 quán bánh xèo ở tỉnh Bắc Ninh bị hành hung bàn về thực trạng bảo vệ trẻ em và sự mờ nhạt của chính quyền, đoàn thể tại địa phương.- Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga 5.- Cô gái khuyết tật ở Afghanistan mở lớp vẽ tranh.
- Thực trạng bảo vệ trẻ em - sự mờ nhạt của chính quyền, đoàn thể tại địa phương trong chăm sóc-bảo vệ trẻ em.- Bình Liêu- thiên đường của cỏ lau trắng xóa, của lúa chín vàng, của rừng sở tinh khôi và những cung đường tuần biên hùng vĩ.
“Một số phát hiện trong báo cáo Khảo sát tiếng nói Trẻ em Việt Nam 2020 cho thấy: hơn 80% trẻ em đã từng trực tiếp chứng kiến các bạn hoặc anh, chị, em của mình bị người lớn trừng phạt khi mắc lỗi”. Đây là thông tin được đưa ra trong chương trình đối thoại “ Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phát thể chất tinh thần trẻ em” do Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ) tổ chức sáng 10/11, tại Hà Nội. Phóng viên Kim Thanh phản ánh:
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay có chủ đề: Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang là một thách thức rất lớn. Theo dự báo, dự kiến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu khoảng hơn 4 triệu nữ giới. Trong Studio Mở hôm nay, chúng tôi và các vị khách mời sẽ bàn luận về chủ đề: Có con gái thật tuyệt!
Đang phát
Live