
- Nhân sự trượt cấp uỷ: Nhìn từ một số đại hội cấp trên cơ sở.- Nhãn Việt Nam tại thị trường Úc.- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - AMM lần thứ 53.- Công tác xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn trong trường học.
Ngay khi ghi nhận ca bệnh bạch hầu trên địa bàn thôn 7, xã Cư Ea Bua, ngành y tế thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai các giải pháp cấp bách để phòng dịch. Theo đó, cùng với việc khoanh vùng dập dịch, thành phố Buôn Ma Thuột cũng cho đóng cửa 1 trường tiểu học trong vùng có ca bệnh để phòng dịch. Phản ánh của Nam Trang, Phóng viên Đài TNVN Thường trú khu vực Tây Nguyên, mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Bất chấp số ca mắc Covid-19 vẫn tiếp tục xuất hiện, nhiều nước châu Âu quyết định mở cửa trở lại các trường học, đi kèm theo đó là các biện pháp để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch. BTV Phạm Hà tổng hợp một số biện pháp đảm bảo an toàn tại các nước khi mở cửa lại trường học:
- Phương án nào để đảm bảo an toàn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020?- Giáo dục giới tính trong trường học - giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu.- Cậu bé gốc Việt tặng 12.000 khẩu trang cho người vô gia cư.
Năm học mới 2020 - 2021 tại Indonesia bắt đầu ngày hôm nay. Một số trường học nằm trong "vùng xanh" an toàn với dịch Covid-19 tại quốc gia này sẽ được mở cửa trở lại sau 4 tháng đóng cửa do đại dịch toàn cầu. Hương Trà, phóng viên thường trú đài TNVN tại Indonesia đưa tin:
Kỳ nghỉ hè năm nay đến muộn do dịch Covid-19, thế nhưng trong thời gian học sinh đang đi học vẫn liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm, một lần nữa cảnh báo các bậc phụ huynh trong việc kiểm soát con em mình. Làm thế nào để trẻ em không rủ nhau đi bơi trong thời gian nghỉ hè khi thiếu sự giám sát của cha mẹ và thầy cô? Làm thế nào để trẻ có kỹ năng phòng tránh đuối nước, hạn chế những vụ chết đuối do sự thiếu hiểu biết? Phóng viên Kim Thanh có bài đề cập:
Vụ việc một cây phượng vĩ lâu năm trong khuôn viên một trường học tại thành phố Hồ Chí Minh bị đổ đã cướp đi sinh mạng của 1 học sinh và nhiều em khác bị thương chưa lắng xuống thì lại có thêm 2 cây phượng vĩ ở 2 trường tiểu học của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương bị bật gốc. Lo lắng cho sự an toàn của học sinh, nhiều nơi đang xuất hiện tình trạng đốn hạ hoặc chặt cây xanh trụi lủi trong trường học. Cấp tập rà soát cây xanh, dù với mục đích “lo cho học sinh” hay là do “sợ trách nhiệm” thì thực tế đã bộc lộ những lỗ hổng trong công tác quản lý cây xanh trong khu vực trường học. Các chuyên gia cho rằng, cây xanh trong trường học nếu chỉ để nhà trường quản lý là chưa đủ mà cần sự phối hợp của chính quyền địa phương và đơn vị có chuyên môn về chăm sóc cây xanh. Bài viết của PV Minh Hường đề cập đến vấn đề này.
Hàng trăm phụ huynh tại thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang hết sức lo ngại khi một cơ sở điều trị METHADONE cho người nghiện được chuyển về sát Trường Mầm non và Tiểu học của thị trấn. Phản ánh của Công Luận, Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc:
Sau sự cố cây phượng bật gốc đè chết một học sinh và nhiều học sinh khác bị thương xảy ra tại trường THCS Bạch Đằng (Quận 3, TPHCM), những ngày qua nhiều công sở, trường học trên địa bàn TPHCM đã kiểm tra, rà soát và cắt tỉa cây xanh. Một số đơn vị đã đốn bỏ cây phượng, các loại cây xanh khác cũng được cắt tỉa trơ cành để phòng ngừa tai họa. Phản ánh của Tỷ Huỳnh, Hà Khánh, phóng viên thường trú tại TPHCM:
Liên tiếp các vụ đổ cây phượng trong trường học vừa xảy ra tại TPHCM; thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Bình Dương khiến không ít người lo lắng về việc đảm bảo an toàn cây xanh trong các nhà trường hiện nay. Cây đổ đã lộ ra nhiều bất cập trong công tác quản lý cây xanh trong trường học, khi suốt thời gian dài vừa qua, câu chuyện này dường như bị các đơn vị hữu trách bỏ ngỏ. Đặc biệt sau vụ tai nạn cây đổ làm 1 học sinh thiệt mạng và gần 20 em khác bị thương tại Trường Trung học cơ sở Bạch Đằng (quận 3, TPHCM), vấn đề cá nhân và cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm vẫn chưa được làm sáng rõ đến cùng. Nhiều trường học ngay sau đó vì quá lo sợ, đã vội vàng đốn bỏ nhiều cây lớn, nhất là phượng vĩ. Một số khác rào chắn quanh các cây phượng, không cho học sinh lại gần. Liệu đây có phải là cách chúng ta nên ứng xử với cây phượng trong các nhà trường hiện nay? Cần giải pháp tối ưu ra sao để quản lí cây xanh trong trường học, đảm bảo an toàn cho cả thầy và trò?
Đang phát
Live