Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh về nguồn lực con người, coi đó là động lực cốt yếu, là nội dung đột phá chiến lược để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quan điểm “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là một trong những điểm nhấn. Khát vọng phát triển của một dân tộc là sự cộng hưởng những khát vọng vươn lên của cộng đồng, của con người cùng quốc gia – dân tộc, tạo thành nguồn năng lượng nội sinh to lớn, sống động và sức mạnh vô song. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu mỗi cá nhân, mỗi tổ chức không có khát vọng vươn lên, thì đất nước không thể thực hiện được khát vọng hùng cường. Để thổi bùng khát vọng ấy, không ai khác chính là những người trẻ - những người được kỳ vọng là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước.
“Một số phát hiện trong báo cáo Khảo sát tiếng nói Trẻ em Việt Nam 2020 cho thấy: hơn 80% trẻ em đã từng trực tiếp chứng kiến các bạn hoặc anh, chị, em của mình bị người lớn trừng phạt khi mắc lỗi”. Đây là thông tin được đưa ra trong chương trình đối thoại “ Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phát thể chất tinh thần trẻ em” do Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ) tổ chức sáng 10/11, tại Hà Nội. Phóng viên Kim Thanh phản ánh:
Bão lũ dồn dập lên dải đất miền Trung suốt gần một tháng qua gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đe dọa sinh kế của người dân miền Trung. Trong gian khó, lại ấm tình đồng chí, đồng bào với những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái… Tuy nhiên, bên cạnh những tình cảm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia, ở đâu đó vẫn còn những “hạt sạn”, lợi dụng lòng tốt để lừa lọc, lợi dụng mạng xã hội để làm sai lệch vấn đề, thậm chí bôi nhọ, gây mất đoàn kết, chia rẽ tình cảm quân, dân, cán bộ cơ sở với người dân địa phương… Chúng tôi bàn về chủ đề: Cần nhân lên tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái - nét đẹp của người Việt: câu chuyện thực tế từ bão lũ miền Trung” với sự tham gia của khách mời là Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện.- Tiến sĩ Đào Kim Nhung - người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
- Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện.- Không chỉ hợp tác kinh tế, ngoại giao, đồng điệu tâm hồn là giá trị cốt lõi trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.- Những bông hồng thép của Công an tỉnh Gia Lai.
- Giải pháp nào để phát triển kinh tế những tháng cuối năm?- Diễn tập an toàn thông tin - Giải pháp nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.- Đề cao trách nhiệm để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 an toàn và chất lượng.- Những ca khúc Việt cổ vũ tinh thần chống dịch.
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.
- Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, các đại biểu đề nghị phát huy tinh thần chống dịch Covid-19 trong khôi phục tái cấu trúc phát triển kinh tế.- Liên kết để phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ.- Xuất hiện ổ dịch bạch hầu tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.- Kỷ niệm 20 năm, tuyên bố chung Hàn – Triều trước nguy cơ rạn nứt.- Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ cáo buộc bất đồng với Nga về tình hình Libya.- Từ hôm nay, biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại, sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19.
- Tại nhiều nước, “làn sóng dịch bệnh thứ 2” đã bắt đầu xuất hiện. Liệu “làn sóng thứ 2” của dịch bệnh COVID-19 có xảy ra ở Việt Nam?- Người chiến sỹ áo trắng mang quân hàm xanh - Bác sỹ Thân Thiện Hiền, nguyên Trạm trưởng Bệnh xá Quân dân y 799 Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, người luôn mang trong mình tinh thần vì nhân dân phục vụ.
Đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, với những hậu quả rất nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Phong cách sống hàng ngày của con người ta cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển y tế, du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng… đặc biệt là khoa học và công nghệ sẽ có những thay đổi lớn trong những năm hậu dịch. Thay đổi tư duy trong quy hoạch và định hướng nghiên cứu trong những năm tới, sao cho nền khoa học nước nhà được phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn, có được hạ tầng cơ sở hiện đại và nhân lực giỏi để sẵn sàng đối phó với những thách thức mới trong tương lai phát triển của đất nước vẫn luôn là yêu cầu bức thiết.
Đang phát
Live