Theo báo cáo của Chính phủ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 đạt được kết quả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid 19 gây ra. Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao. Thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, không nên coi đây chỉ là cuộc vận động, có tính chỉ thị, khuyến nghị mà nên hoàn thiện sớm thể chế trong mọi lĩnh vực nhằm siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương trong công tác này
- Những thách thức đặt ra trong thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm - Đã có những công cụ hỗ trợ kiểm soát lượng điện tiêu dùng trong sinh hoạt - Hà Nội đề xuất “gỡ vướng” để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sông Hồng.
Vì sao không tăng các thiết bị điện trong gia đình, vẫn đặt lịch hẹn thiết bị điện sử dụng theo giờ như nhau mà hóa đơn tiền điện hàng tháng lại khác nhau? Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng sẽ khiến các hộ tiêu thụ điện sẽ phải trả tiền điện nhiều hơn, do biểu giá bán lẻ điện tính theo bậc thang, càng sử dụng nhiều điện sẽ phải trả tiền điện ở các bậc cao hơn. Tư vấn cách thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả & chủ động kiểm soát lượng điện tiêu dùng trong gia đình là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn - với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, do nắng nóng gay gắt đã làm tiêu thụ điện tăng rất mạnh. Sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 1/6/2021 tiếp tục lập kỷ lục mới với con số là 880,3 triệu kWh – tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 15% so với trung bình tuần trước đợt nóng. Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm các thiết bị trên lưới điện liên tục vận hành đầy tải, thậm chí quá tải ở một số thời điểm dẫn đến nguy cơ xảy ra các sự cố cục bộ trên lưới điện. EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00. Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai chương trình Chuyển đổi số theo Quyết định (số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020) của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng về đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Theo đó, EVN đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số của mình trong năm 2022, với mục tiêu: “Lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng trên không gian số và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Vậy, người tiêu dùng điện được hưởng những quyền lợi gì trong công cuộc chuyển đổi số của EVN? Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thông tin tới thính giả nghe Đài - khách hàng tiêu dùng điện của EVN về “Những tiện ích người tiêu dùng điện cần biết qua việc chuyển đổi số của EVN”:
Thời gian này đang là cao điểm mùa khô ở các tỉnh phía Nam và bắt đầu vào mùa nắng nóng ở miền Bắc. Đây cũng là thời điểm hóa đơn tiền điện các gia đình phải trả tăng cao, thậm chí tăng cao đột biến so với các tháng trước đó. Nguyên nhân do đâu? Bạn đã sử dụng điện đúng cách chưa? Và cách nào để kiểm tra lượng điện tiêu thụ và kiểm soát được hóa đơn tiền điện của gia đình mình? Chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay chúng tôi thông tin tới quý vị và các bạn về nội dung này và tư vấn các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Vị khách mời đồng hành với chương trình là ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
- Ngân hàng Thế giới thay mặt Quỹ Khí hậu Xanh hỗ trợ VN hơn 86 triệu đôla để thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng.- Hải Phòng dỡ bỏ điểm phong tỏa cuối cùng để phòng chống dịch COVID-19.- TPHCM cho phép mở cửa tất cả các hoạt động kinh doanh, trừ vũ trường, karaoke, quán bar.- Hà Nội cho phép mở cửa danh thắng chùa Hương từ ngày 13/3.- Tổng thống Mỹ ca ngợi chuyến thăm Irắc của Giáo hoàng Francis, coi đây là “biểu tượng của hy vọng cho toàn thế giới”.- Thủ tướng Campuchia ra thông điệp khẩn trong đêm khi dịch COVID-19 đã lây đến các cán bộ nhà nước, lực lượng vũ trang và các nghệ sỹ.- Tổng thống Syria và phu nhân cũng vừa được xác định dương tính với virus SARS-COVI-2.- Bài bình luận nhan đề “Đặt niềm tin vào cộng đồng doanh nghiệp – Trụ cột của nền kinh tế quốc gia”.
Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, thông suốt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là trong dịp lễ, Tết; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, khu công nghiệp và khu dân cư… là yêu cầu đặt ra của Chính phủ và Bộ Công Thương đối với ngành điện, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ đạo. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay chúng tôi tư vấn về cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả, giúp quý vị thính giả đón một mùa xuân mới vui vẻ, an lành.với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
- Chúng ta cần làm gì cùng chính phủ ngăn chặn dịch bệnh covid?- Taxi bay – giải pháp chống ách tắc đường cho dân thành phố trong tương lai.- Mô hình tiết kiệm của phụ nữ ở Lào Cai - việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn.
Bộ Tài chính đã siết chặt chi tiêu, như chi hội nghị hội thảo, cắt giảm tối thiểu 70% đi công tác nước ngoài, cắt giảm thêm 10% chi phí ngoài lương. Nhờ đó, ngân sách Trung ương đã tiết kiệm chi trên 10.000 tỉ đồng, có nguồn để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh. Đáng chú ý là tiết giảm hội họp trực tiếp, tiết giảm tiền tiếp khách, công tác nước ngoài, nhưng công tác điều hành, chỉ đạo từ Trung ương, các bộ ngành cho tới địa phương vẫn thông suốt, nền kinh tế vẫn đạt được những kết quả ấn tượng. Dư luận quan tâm: làm sao để duy trì sự tiết kiệm hiệu quả này, không chỉ trong đợt dịch covid-19 mà phải là việc làm thường xuyên, lâu dài. BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live