VOV1 - Ngày 19/4, tại Hải Dương, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc Bệnh viện các tỉnh phía Bắc, tạo diễn đàn để các thầy thuốc chia sẻ kinh nghiệm quản lý và thảo luận về chính sách ngành y.
Những ngày gần đây, nhiều vụ việc sản xuất thực phẩm chức năng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng liên tục được phát hiện. Điều đáng nói, các loại thực phẩm chức năng này giả về chất lượng, giả về thương hiệu và giả cả nguồn gốc, xuất xứ.....
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4286 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng. Văn bản nêu rõ: các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.
Hôm nay, tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức Toạ đàm:“Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng” để công bố bản Quy chế đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng. Tọa đàm là dịp để cơ quan quản lý nhà nước và các hội viên trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quảng cáo thực phẩm chức năng trong tình hình hiện nay.
Sau vụ bê bối khiến 5 người tử vong và khoảng 157 người nhập viện liên quan đến việc sử dụng sản phẩm có chứa men gạo đỏ của của hãng dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản), người tiêu dùng nước này có xu hướng “cảnh giác” hơn trong việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng. Điều này khiến doanh thu của các nhà sản xuất thực phẩm chức năng tại Nhật “lao đao”.
Hàng chục tấn thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có dấu hiệu bị làm giả, sản xuất trong trại nuôi gà trước đây ở trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.
Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm quy định thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Hiện, thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta gần đây phát triển nhanh chóng, ngày càng đa dạng với hơn 10.000 sản phẩm. Mặc dù Chính phủ cũng như các Bộ ngành đã ban hành nhiều Quyết định, quy định nhằm quản lý, nhưng việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng mặt hàng này vẫn còn nhiều bất cập. Làm sao vừa có thể quản lý tốt, lại vừa tạo điều kiện cho những thực phẩm chức năng chất lượng đến được tay người tiêu dùng là vấn đề đặt ra.
“Đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với hàng hoá là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng”- đây là nội dung được tập trung thảo luận tại Hội thảo“Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa tổ chức sáng 28/9.
Hiện nay, tình trạng thực phẩm chức năng được quảng cáo là hàng xách tay không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng đang bán tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng và những cơ sở kinh doanh chân chính. Điều đáng lo hơn là thực phẩm chức năng giả thường có thành phần chứa chất cấm, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng được thổi phồng công dụng như thần dược chữa bệnh… là vấn đề nhức nhối và gây nhiều hệ luỵ.
Lào Cai: Tạm giữ trên 2.000 sản phẩm kem nhuộm tóc nhập lậu.- Bày bán 25 tấn phân bón không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, hộ kinh doanh tại tỉnh Tây Ninh bị xử phạt gần 400 triệu đồng.- Quảng Ninh: Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả trong thương mại điện tử.- Tăng cường kiểm tra giám sát đối với thực phẩm chức năng, sản phẩm được cho là hỗ trợ sức khỏe.
Đang phát
Live