VOV1 - Nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump vừa đe dọa áp các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Nga sau khi nước này tấn công ồ ạt cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
VOV1 - Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm.
VOV1 - Hà Nội yêu cầu số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trên địa bàn.
Việc cấp, đổi giấy phép lái xe sẽ được chuyển giao từ ngành giao thông vận tải sang ngành công an. Do đó, tại các địa phương nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM… những ngày qua có rất đông người dân đổ dồn về các trung tâm cấp phép để làm thủ tục chuyển đổi, thi sát hạch cấp bằng.
VOV1 - Công an Nghệ An xây dựng hình ảnh đẹp “Vì Nhân dân phục vụ” của người cán bộ, chiến sỹ Công an trên quê hương Bác Hồ
Sau hơn 07 năm triển khai thi hành Luật Dược 2016, ngành dược đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các quy định của pháp luật về dược đã tạo cơ sở pháp lý sự phát triển theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Thông qua các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về dược đã được ban hành, ngành dược Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ góp phần vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống pháp luật về dược đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV lần này, 1 trong số các dự thảo luật mà Quốc hội xem xét và cho ý kiến là Luật Đầu tư công (sửa đổi), bên cạnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đây là 1 trong các dự thảo luật do Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng. Luật Đầu tư công sửa đổi lần này có nhiều nội dung mới, cởi mở, kiến tạo sự phát triển, đột phá về tư tưởng và quan điểm quản lý đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công. PV Xuân Lan thông tin:
Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa quy định, thủ tục hành chính, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay. Trước khi khi có Chỉ thị 23, qua rà soát, có 154 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành quản lý yêu cầu người dân phải xuất trình hoặc nộp phiếu lý lịch tư pháp. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức chủ động yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp thay vì yêu cầu người dân nộp như trước kia. Đây là bước cải cách có tính chất "đột phá" về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Từ 01/8/2023-30/6 năm nay, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiếp nhận và cấp 486 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó tỷ lệ đúng hạn chiếm 99.8%. Tại địa phương, Sở Tư pháp đã tiếp nhận hơn 1 triệu hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng và sớm hạn chiếm 96.5%. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phân quyền cho các Sở Tư pháp chủ động khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà không cần Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia phê duyệt từng hồ sơ như trước. Ngoài ra, Bộ tư pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID. Hiện nay, đã có 28 tỉnh, thành phố thử nghiệm thành công, sẵn sàng cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong công tác này là vẫn còn tồn đọng thông tin, chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, việc tích hợp, liên thông dữ liệu của hệ thống thông tin một cửa điện tử và phần mềm quản lý lý lịch tư pháp tại một số địa phương chưa thông suốt, hiệu quả. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới, yếu tố quan trọng là: “Chúng ta thống nhất nhận thức chung muốn đổi mới công tác lý lịch tư pháp, chỉ thị 23 chính là công cụ vô cùng quan trọng. Bài học kinh nghiệm phối hợp liên ngành trong công tác tư pháp. 18, 20 thông tin lý lịch tư pháp đến từ rất nhiều các cơ quan pháp luật và tư pháp khác nhau, phải có sự phối hợp để làm sao mà tập hợp được đầy đủ, cập nhật đúng, đủ, sạch, sống. Tất cả các bộ, ngành đều phải thực hiện hết trách nhiệm của mình”
Bão số 3 (Yagi), siêu bão có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam, để lại những hậu quả rất nặng nề. Hàng vạn doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng đang hiện hữu. Sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh là yêu cầu cấp bách đang được đặt ra.
Nếu như trước đây thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền, tài sản của cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai thì nay, tại nhiều bộ, ngành, địa phương việc áp dụng số hoá trong giải quyết các thủ tục hành chính đã góp phần triệt tiêu nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt, đặc biệt là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ghi nhận về vấn đề này tại tỉnh Thái Nguyên của phóng viên Đài TNVN:
Đang phát
Live