Lĩnh vực cấy ghép tóc ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển nở rộ trong năm 2022 khi khách du lịch nước ngoài đổ xô đến quốc gia này để làm tóc. Nguyên nhân là đồng Lira xuống thấp khiến giá cả cạnh tranh hơn so với các nước châu Âu.
“Thụy Điển phải hành động ngay nếu muốn gia nhập NATO hoặc không quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển có thể sẽ tồi tệ hơn” – Đó là nhận định vừa được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình của người Cuốc phản đối Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra tại Thụy Điển và một số quốc gia châu Âu khác.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng.- Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công bằng tên lửa vào khu vực đông bắc Syria.
Tổng thống Nga Vladimia Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vừa có cuộc hội đàm tại thành phố Sochi của Nga. Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm như tình hình Syria, Libi, Afganistan đến Nagonui…- Cuộc gặp tại Sochi một lần nữa cho thấy xu hướng xích lại gần nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi phối hợp rất hiệu quả trong xử lý cuộc xung đột tại Syria, tạo ra một trục ảnh hưởng lớn ở Trung Đông có khả năng cạnh tranh với trục ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh. Dù vậy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến các điểm nóng như Ucraina, Lybi… Vậy hai bên đang xử lý mối quan hệ song phương như thế nào để vừa hợp tác, vừa kiểm soát được bất đồng? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga phân tích về vấn đề này.
Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chính thức công bố thời điểm bắt đầu xây dựng kênh đào Istanbul vào cuối tháng 6 này. Đây được đánh giá là một siêu dự án mang tầm chiến lược với kinh phí dự kiến lên tới 9,2 tỷ USD. Tuy nhiên ngay từ khi công bố ý tưởng hồi tháng 3 năm ngoái, siêu dự án này đã vấp phải những quan điểm trái chiều. Liệu đây có phải là một chiến lược thực tế hay chỉ là “đòn gió” của chính quyền Ankara?
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa gặp nhau tại Thủ đô Athens của Hy Lạp, tạo tiền đề cho cuộc gặp của lãnh đạo hai nước bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 14/6 tới. Sau một thời gian dài căng thẳng vì vấn đề tranh chấp lãnh hải, hai ngoại trưởng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực như thương mại, năng lượng, môi trường…, từ đó tiến tới bình thường hóa mối quan hệ giữa hai quốc gia. Dù vậy, cả hai bên cũng thừa nhận vẫn còn một số bất đồng chưa thể giải quyết, đáng chú ý nhất là vấn đề tranh chấp lãnh hải trên biển Égée. Giới phân tích cho rằng, một khi vấn đề này chưa được hai bên giải quyết một cách thỏa đáng thì mối quan hệ Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn trong tình trạng thiều bền vững dù có bình thường hóa.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm hàn gắn quan hệ với các nước Ả-rập, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa có cuộc gặp với Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến nước này trong nhiều năm qua, trong bối cảnh quan hệ hai nước chạm đáy sau vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại năm 2018. Hồi giữa tuần trước, giới chức ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng đã cuộc họp tham vấn chính trị về bình thường hóa quan hệ hai nước sau gần một thập niên rạn nứt. Ðây cũng là một trong những bước đi nhằm "phá băng" trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước A-rập, vì lợi ích cũng như nâng cao vị thế của Ankara trong khu vực. Để có cái nhìn rõ hơn về những bước đi tích cực này của Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với các nước Ả-rập, phóng Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông thông tin về nội dung này.
Ngày 12/4, Thổ Nhĩ Kỳ và Lybia ký 5 thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, nhân chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Chính phủ đoàn kết quốc gia mới của Libya ông Abdel al-Hamid al-Dabaiba.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu vừa có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và gặp gỡ với Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdoğan. Đây là lần đầu tiên hai quan chức cấp cao nhất của Liên minh châu Âu cùng họp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện thiện chí của cả hai bên trong việc tạo “động lực mới” cho mối quan hệ song phương. Nhưng mặc dù đạt được nhiều điểm chung trong các lĩnh vực như thương mại, biến đổi khí hậu, quản lý dòng người di cư…, giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tồn tại khúc mắc lớn liên quan đến vấn đề nhân quyền, đặc biệt phía EU luôn gắn vấn đề nhân quyền như một điều kiện đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu.
BTV Quỳnh Hoa và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc với những thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nối lại đàm phán về tranh chấp Đông Địa Trung Hải.
Đang phát
Live