VOV1 - Với áp lực và thách thức từ bối cảnh bất ổn hiện nay của kinh tế thế giới, thì đây cũng là thời điểm quan trọng để thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế của Việt Nam, nhằm khơi thông các động lực tăng trưởng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian tới.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn lãi suất 2-4% từ Quỹ phát triển - Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới - Chuyên mục Cafe doanh nhân là cuộc trò chuyện giữa BTV Hà Nho với nữ doanh nhân Đỗ Thị Loan, Giám đốc Công ty xăng dầu Petex Hải Phòng về trách nhiệm doanh nhân với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
Trên “mặt trận” chống dịch Covid-19, nước ta đã có những thắng lợi ban đầu. Chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Yếu tố then chốt cho sự phục hồi, đột phá kinh tế sau dịch Covid-19, bên cạnh những gói hỗ trợ, “cấp cứu” kịp thời, thì chính là việc đẩy mạnh cải cách thể chế kinh doanh trong tình hình mới. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.
Đang phát
Live