Một trong những sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Raimondo tiếp nối loạt chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao của Mỹ thời gian qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Kết thúc chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả và “sự khởi đầu tuyệt vời”. Liệu tín hiệu tích cực này có trở thành những bước tiến thực sự để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt căng thẳng, mở ra giai đoạn hợp tác mới? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc.
Xây dựng thương hiệu đưa nông sản địa phương, ghi nhận thực tế tại Chi Lăng, Lạng Sơn.- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hóa - du lịch.- Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc và đã có cuộc gặp với người đồng cấp Vương Văn Đào hôm qua. Hai bên đã nhất trí về một số bước nhằm giảm căng thẳng thương mại.
Sáng nay, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023. Hội chợ năm nay có chủ đề “Phát huy vai trò cầu nối Lào Cai, Vân Nam – Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững” diễn ra từ ngày 10 – 15/11/2023 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Kim Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Gina Raimondosẽ có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, liên quan tới quan hệ thương mại Mỹ-Trung, các thách thức mà doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt cũng như những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Trong bối cảnh, căng thẳng Mỹ-Trung thời gian qua rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, liệu chuyến thăm tới Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Thương mại Mỹ có đạt được kỳ vọng? Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích về chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Braxin đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7. Hướng tới mục tiêu này, mở rộng khối và tăng cường thương mại giữa các thành viên, thúc đẩy tái cấu trúc toàn cầu sẽ là nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi vào ngày mai (22-8).
Thương mai điện tử xuyên biên giới: kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ.Chuyển đổi số trong chế biến, phân phối thực phẩm - còn nhiều thách thức. Quảng Ninh xóa tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí
Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu mua sắm đồ chơi trẻ em cũng ngày một tăng cao. Lợi dụng sức mua lớn, thị trường đã xuất hiện tình trạng buôn bán, kinh doanh đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ chơi nhập lậu có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ em khi sử dụng. Để ngăn chặn mặt hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ chơi nhập lậu, không đảm bảo an toàn trong dịp Trung thu năm nay, Tổng cục QLTT chỉ đạo, lực lượng QLTT cả nước tăng cường phối hợp với cơ quan liên ngành kiểm tra, siết chặt tình trạng kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường “số” rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng. Tuy nhiên, để giao thương thành công trên những nền tảng có nhiều khách hàng khó tính như Amazone, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố, ngoài chất lượng sản phẩm. Thông tin này được khẳng định tại Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới: cơ hội cho ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may Việt Nam" do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công thương phối hợp cùng Amazone tổ chức sáng nay (10/8), tại Hà Nội
Trước thềm năm học mới, nhu cầu về đồ dùng học tập, sách giáo khoa đanh tăng nhanh. Đây cũng là thời điểm các cơ sở in, kinh doanh sách lậu, sách giả hoạt động mạnh hơn cả về phạm vi và quy mô. Trước tình trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng kinh doanh sách giáo khoa lậu trước thềm năm học mới.
Đang phát
Live