Dù được đánh giá có tiềm năng lớn, thương mại điện tử vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; an toàn, an ninh thông tin cá nhân... Một loạt các vụ đột kích kiểm tra kho hàng vừa qua của lực lượng chức năng cho thấy: còn nhiều gian nan để quản lý loại hình này.
Năm 2024, công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tiếp tục gắn với chủ đề “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”. Chủ đề nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến. Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng Top đầu thế giới. Dù có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập, thách thức. Một trong số đó là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, 15 tháng 3, Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn luận chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử”. Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Việt Nam có 14 triệu ha rừng, nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, thêm nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất nếu giảm phát thải dư tiêu chuẩn cũng có thể bán tín chỉ này. Vậy, thương mại tín chỉ carbon lợi ích kép cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là việc còn mới mẻ và khó nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cần hỗ trợ.
Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng top đầu thế giới – ngày càng định hình vai trò “dẫn dắt nền kinh tế số”. Dù đã và đang có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng cho thấy nhiều bất cập, thách thức mục tiêu “xanh hoá” và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Diễn đàn hưởng ứng các hoạt động vì Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đề cập thực tế niềm tin thương mại số. Các vị khách mời sẽ khuyến nghị, hy vọng tìm giải pháp cho vấn đề: Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam; Chuyên gia Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam từ đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh
Phản ứng trước cuộc điều tra của Mỹ đối với ô tô kết nối mạng của Trung Quốc với lý do gây ra rủi ro an ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại sẽ chỉ cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Mỹ.
Phát biểu trong cuộc gặp phái đoàn Mỹ ngày 28/2 tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho rằng, Trung Quốc và Mỹ tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại có lợi cho cả hai bên, trong khi “tách rời và phá vỡ liên kết” không phù hợp với lợi ích căn bản của cả hai nước.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải công khai lãi suất cho vay.- Các ngân hàng thương mại tăng tốc số hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng giao dịch.
- Phỏng vấn Chủ tịch UBND TP.HCM về những giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng bền vững.- Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó.- Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung: Các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu
Chúng ta đang ở những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão, đón chờ năm Giáp Thìn mới đến. Năm 2023 vừa qua, là một năm đầy khó khăn của kinh tế Việt Nam khi thách thức kéo dài, nhiều hơn cơ hội, xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa hồi sức hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, chỉ số lạm phát ở nhiều nước tăng cao cùng xung đột chính trị cục bộ. Một trong những điểm sáng trong những năm gần đây, tôi muốn nhắc đến là sự vươn lên mạnh mẽ của hàng Việt Nam cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan toả và có sức hút đặc biệt từ miền xuôi lên vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Hệ thống thương vụ và các doanh nghiệp Việt kiều đã làm cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt nam chinh phục những thị trường khó tính. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế cuối năm Quý Mão, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tạo dựng thương hiệu- nâng tầm, kết tinh giá trị Việt ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319, phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm. Đồng thời, bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Qua gần 1 năm triển khai Đề án, đã đạt được những kết quả tích cực. “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại, chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024”. Đây cũng là nội dung của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay.
Đang phát
Live