Ban chỉ đạo điều hành giá: Dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2023 khoảng 3,2-3,6%.- Bốn ngân hàng thương mại lớn đồng loạt hạ lãi suất huy động.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử đang trở thành vấn đề cấp bách để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương song tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn thấp. Tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương thực hiện, các chuyên gia cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có thể tham gia bền vững vào các hệ thống phân phối.
Hiện nay, thương mại điện tử phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng 2 con số. TP.HCM là nơi phát triển sôi động nhất cả nước với gần 20.500 website thương mại điện tử bán hàng, hơn 570 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử... Vấn đề đặt ra là việc kiểm soát và quản lý các kênh này như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và để thương mại điện tử phát triển nhanh, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
“Đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với hàng hoá là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng”- đây là nội dung được tập trung thảo luận tại Hội thảo“Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa tổ chức sáng 28/9.
Thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam song hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường CPTPP vẫn mang thương hiệu nước ngoài. Đây là thông tin đáng chú ý được các chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP” do Tạp chí Công Thương thực hiện sáng nay, 27/09:
- Cần thêm cơ chế chính sách để hợp tác xã phát triển hơn.- Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, thách thức nỗ lực “xanh”.- Các dự án giao thông trọng điểm giúp "làm ấm" thị trường bất động sản phía Nam
Ngày 22-9, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã tiếp đón Đoàn công tác Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Tôn Nghiệp Lễ, Thứ trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Tại buổi tiếp hai bên nêu rõ: Muốn hợp tác thương mại tốt phải truyền thông tốt.
Từ ngày 10-15/9, một số tỉnh của Việt Nam như Hưng Yên, Sóc Trăng, Long An đã thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư tại Tokyo và Osaka (Nhật Bản). Nhân dịp này, Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam-Nhật Bản diễn ra tại hai nơi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản.
Đang phát
Live