- Ghé thăm chợ nổi hồ Dal độc đáo ở Ấn Độ - Wagashi - Món bánh ngọt lâu đời chỉ có tại một cửa hàng duy nhất ở Nhật Bản - Chuyên mục Khám phá Thái Lan với điểm đến Bảo tàng Nghệ thuật Vương quốc.
“Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức sáng nay (26/05) tại Hà Nội.
Môi trường sống đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, các nhà máy công trình xả các loại chất thải ra môi trường, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự tham gia của Tiến sỹ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Giảm thiểu rác thải nhựa, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững - Hà Nội: Người dân an cư nhờ vốn vay nhà ở xã hội của Ngân hàng chính sách xã hội
Trong một động thái thúc đẩy thúc đẩy vai trò của Ấn Độ tại khu vực Nam Bán cầu, sau 8 năm gián đoạn, Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp Papua New Guinea James Marape mới đây đồng chủ trì Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Diễn đàn hợp tác Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương tại thủ đô Port Moresby (Papua New Guinea). Những cam kết hợp tác của Ấn Độ với 14 quốc đảo không chỉ thể hiện quyết tâm nâng cao vị thế, ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực mà một lần nữa cho thấy, các quốc đảo Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên bản đồ địa chính trị toàn cầu, trở thành điểm đến cạnh tranh địa chiến lược của nhiều nước lớn!
Sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và rời Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới Papua New Guinea tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương. Với lần thứ 2 tổ chức sau 8 năm, Ấn Độ được cho là mong muốn tạo động lực mới cho sự hiện diện tại các quốc đảo Thái Bình Dương sau một thời gian tiếp cận khu vực này với tốc độ khá chậm. Việc Ấn Độ nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại các quốc đảo Thái Bình Dương là một phần trong tham vọng của Ấn Độ với tư cách một cường quốc toàn cầu mới nổi. Tuy nhiên, tham vọng này của Ấn Độ sẽ không dễ thực hiện, nhất là khi các cường quốc khác như Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây đều “tăng tốc” các hoạt động ngoại giao tại khu vực này. Một bằng chứng rõ nét là sau khi Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương diễn ra vào sáng hôm qua, thì đến buổi chiều, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng có cuộc gặp với lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương và ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ - Papua New Guinea.
Lãnh đạo 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia còn gọi là Nhóm bộ tứ hôm nay (20/5) đã nhóm họp bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Tại đây, lãnh đạo Nhóm bộ tứ khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định đối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, đồng thời phản đối các hành động đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực:
Nỗ lực thành lập liên minh cầm quyền của Đảng Tiến bước (MFP) đối diện với rào cản sau khi một số Thượng nghị sỹ cho biết họ sẽ không ủng hộ ứng cử viên Thủ tướng của đảng này.
Hơn 52 triệu cử tri Thái Lan hôm qua (14/5) đã đi bỏ phiếu nhằm bầu ra Quốc hội mới của Thái Lan. Tâm điểm của cuộc bầu cử lần này vẫn là những ưu tiên cải cách kinh tế để xây dựng “con đường tương lai mới cho Thái Lan” trong 5 năm tới. Chính vì vậy, thách thức trong nhiệm kỳ tới đối với chính phủ mới- là vực dậy nền kinh tế Thái Lan sau những tác động của đại dịch COVID19. Ngoài ra, theo Hiến pháp Thái Lan, sau cuộc tổng tuyển cử hôm nay, 750 nghị sỹ tại Hạ viện và Thượng viện Thái Lan sẽ tiếp tục bầu ra Thủ tướng mới. Và Thủ tướng mới của Thái Lan phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 376 đại biểu của hai viện Quốc hội. Chính phủ của Thủ tướng Pray-út Chan-ô-cha vẫn tiếp tục điều hành đất nước với tư cách chính phủ lâm thời cho đến khi Chính phủ mới chính thức ra mắt.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng các mặt hàng nông sản được bày bán trên thị trường. Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu buộc phải có mã số vùng trồng. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng mã số vùng trồng, nhằm tăng sức cạnh tranh, cũng như hướng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương.
Đang phát
Live