TP.HCM là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, hiện TP.HCM cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất: 57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước. Về cơ bản nền kinh tế của TP chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và đang bước đầu hướng đến kinh tế tuần hoàn, xanh hóa, bảo vệ môi trường với rất nhiều việc phải làm tích cực hơn. TP.HCM đã xác định tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu với quyết tâm phát triển kinh tế xanh. TP tìm kiếm kinh nghiệp tứ các mô hình trên thế giới và xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện của mình để thực hiện quyết tâm tăng trưởng xanh. Bài cuối với nhan đề “TP.HCM tất yếu phải tăng trưởng xanh”.
Ở bài 1 của loạt bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía”, chúng tôi đã đề cập thực hiện sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Còn tăng trưởng xanh từ phía người tiêu dùng thì sao? Thực tế, nền kinh tế không thể tăng trưởng xanh nếu không có sự tham gia của tiêu dùng xanh và hiện TP.HCM vừa kêu gọi, vận động, truyền thông cho tiêu dùng xanh vừa tính tới những biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng xanh. Mời quý vị và các bạn nghe bài 2 của loạt bài nhan đề “Làm gì để người tiêu dùng xanh hóa”:
TP.HCM nhận thức rằng sự phát triển kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu nữa nên đã chuyển hướng kiến tạo một hành trình mới- Hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn một tương lai bền vững. TP đang khẩn trương hoàn thiện khung Chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; đồng thời thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột là: nguồn lực xanh, hạ tầng xanh, hành vi xanh, ngành/ lĩnh vực tiên phong. Loạt 3 bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía” của nhóm phóng viên thường trú tại TP.HCM lần lượt đề cập thực trạng và hướng đi của từng phía: doanh nghiệp, người tiêu dùng và hành động của chính quyền thành phố. Bài 1 của loạt bài có nhan đề “Doanh nghiệp phải xanh hóa để sống còn”
TP.HCM có 60.488 nhà chung cư, nhà nhiều căn hộ, nhà trọ, phòng trò, nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhiều nhà nằm ở vị trí sâu, khó tiếp cận và không đạt chuẩn về xây dựng cũng như phòng cháy, chữa cháy.
Ban ngành, địa phương của TP.HCM cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về triển khai các Nghị quyết. Đây là ý kiến được đưa ra tại “Tọa đàm phát huy vai trò của báo chí, xuất bản tham gia thực hiện các Nghị quyết về phát triển TP.HCM” tổ chức hôm nay (2/11). Tọa đàm do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức.
Với mục tiêu kích cầu du lịch nội địa và quốc tế trong hai tháng cuối năm để đạt và vượt các chỉ tiêu của năm 2023, từ ngày 4 – 10/12, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức Tuần lễ du lịch TP.HCM lần 3 với chủ đề “Xanh trên mỗi hành trình”.
Như đã nêu trong bài 1 của loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM”, việc đảm bảo lợi ích, công khai mình bạch thông tin đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó tạo nên được “kỳ tích” trong công tác bàn giao mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm. Một yếu tố rất quan trọng nữa là, sự vào cuộc của cấp ủy, của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đã giúp ý Đảng đến được với lòng dân. Vấn đề này sẽ được phóng viên Hà Khánh-Tỷ Huỳnh, thường trú tại TP.HCM nêu trong bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”.
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, phức tạp. Dự án chậm triển khai, dự án treo, thậm chí đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp cũng liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Mới đây, tại dự án liên vùng Vành đai 3, TP.HCM là địa phương hoàn thành tốt nhất công tác giải phóng mặt bằng khi đến ngày khởi công đã bàn giao gần 87%. Không chỉ dự án Vành đai 3, nhiều dự án giao thông treo hàng chục năm ở TP.HCM cũng được khơi thông vì nút thắt giải phóng mặt bằng đang dần được tháo gỡ. Loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM” do phóng viên Hà Khánh, Tỷ Huỳnh, cơ quan thường trú tại TP.HCM thực hiện sẽ cho thấy được đâu là nguyên nhân tạo nên kết quả trên. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu bài 1 với nhan đề: “Gỡ giá bồi thường, thực hiện cách làm mới”.
Gần 44,4 tỷ đồng là số tiền vận động được từ chương trình giao lưu nghệ thuật “Thành phố nghĩa tình – kết nối yêu thương” lần thứ 22 năm 2023, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Đài Truyền hình TP thực hiện, diễn ra tối 30/10.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, để kịp tiến độ khởi công dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp (gọi tắt là Dự án rạch Xuyên Tâm) vào tháng 8/2024, ngành chức năng đang lên phương án bố trí tạm cư cho người dân trong lúc chờ tái định cư.
Đang phát
Live