Hướng đến kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm và chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Cùng dự còn có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, giảng viên, cán bộ và sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ban ngành, địa phương của TP.HCM cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về triển khai các Nghị quyết. Đây là ý kiến được đưa ra tại “Tọa đàm phát huy vai trò của báo chí, xuất bản tham gia thực hiện các Nghị quyết về phát triển TP.HCM” tổ chức hôm nay (2/11). Tọa đàm do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức.
Như đã nêu trong bài 1 của loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM”, việc đảm bảo lợi ích, công khai mình bạch thông tin đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó tạo nên được “kỳ tích” trong công tác bàn giao mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm. Một yếu tố rất quan trọng nữa là, sự vào cuộc của cấp ủy, của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đã giúp ý Đảng đến được với lòng dân. Vấn đề này sẽ được phóng viên Hà Khánh-Tỷ Huỳnh, thường trú tại TP.HCM nêu trong bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”.
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, phức tạp. Dự án chậm triển khai, dự án treo, thậm chí đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp cũng liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Mới đây, tại dự án liên vùng Vành đai 3, TP.HCM là địa phương hoàn thành tốt nhất công tác giải phóng mặt bằng khi đến ngày khởi công đã bàn giao gần 87%. Không chỉ dự án Vành đai 3, nhiều dự án giao thông treo hàng chục năm ở TP.HCM cũng được khơi thông vì nút thắt giải phóng mặt bằng đang dần được tháo gỡ. Loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM” do phóng viên Hà Khánh, Tỷ Huỳnh, cơ quan thường trú tại TP.HCM thực hiện sẽ cho thấy được đâu là nguyên nhân tạo nên kết quả trên. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu bài 1 với nhan đề: “Gỡ giá bồi thường, thực hiện cách làm mới”.
Gần 44,4 tỷ đồng là số tiền vận động được từ chương trình giao lưu nghệ thuật “Thành phố nghĩa tình – kết nối yêu thương” lần thứ 22 năm 2023, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp cùng Đài Truyền hình TP thực hiện, diễn ra tối 30/10.
Sau hơn 30 năm phát triển, ngành công nghiệp của TP.HCM đã có dấu hiệu chững lại. Trước thực tế đó, TP.HCM đang làm đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững từ năm 2025 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo hướng đi này, ngành công nghiệp của TP.HCM sẽ đẩy mạnh liên kết vùng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
Chiều nay (16/10), tại TP.HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Nữ doanh nhân Thành phố tổ chức lễ giới thiệu giải thưởng “Nữ doanh nhân xuất sắc TP.HCM”, được thành lập theo Quyết định 4688 do UBND TP ban hành ngày 13/10/2023. Việc thành lập giải thưởng nhằm tôn vinh các nữ doanh nhân xuất sắc là các chủ doanh nghiệp, quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, qua đó ghi nhận những đóng góp của các nữ doanh nhân, khích lệ tinh thần, tạo động lực cho các chị tiếp tục tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 tại TP.HCM diễn ra sáng nay (14/10), do Ủy ban MTTQ TP.HCM - Ban Vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” TP tổ chức. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm huy động nguồn lực chăm lo các gia đình chính sách khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
Việc thu phí lòng đường, vỉa hè đã được Hội đồng nhân dân TP.HCM chấp thuận chủ trương tại kỳ họp vừa qua. Việc đưa hoạt động sử dụng lòng đường vỉa hè vào qui củ đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lo lắng, làm sao để triển khai hiệu quả, tránh việc đối phó, tránh nguồn thu lại tiếp tục chảy vào túi của một số cá nhân…Còn những người sống dựa vào vỉa hè cũng rất mong chờ chủ trương này được thực hiện thành công để an tâm buôn bán, không còn cảnh nơm nớp, vừa bán vừa lo như xưa nay.
Kinh tế TP.HCM thời gian qua được đánh giá đã có n hững bước hồi phục khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phục hồi này được đánh giá là chưa bền, chỉ là trong ngắn hạn. Doanh nghiệp TP.HCM cũng chỉ mới bắt đầu sản xuất lại để phục vụ cao điểm cuối năm hay Noel chứ các đơn hàng dài hạn và trong năm 2024 vẫn lặn tăm. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp đang phải đứng trước “nguy nhiều hơn cơ” và rất cần có sự hỗ trợ, giúp sức của chính quyền trong việc gỡ các nút thắt cũng như tìm các thị trường mới.
Đang phát
Live