Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Vì sao không tăng các thiết bị điện trong gia đình, vẫn đặt lịch hẹn thiết bị điện sử dụng theo giờ như nhau mà hóa đơn tiền điện hàng tháng lại khác nhau? Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng sẽ khiến các hộ tiêu thụ điện sẽ phải trả tiền điện nhiều hơn, do biểu giá bán lẻ điện tính theo bậc thang, càng sử dụng nhiều điện sẽ phải trả tiền điện ở các bậc cao hơn. Tư vấn cách thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả & chủ động kiểm soát lượng điện tiêu dùng trong gia đình là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn - với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, do nắng nóng gay gắt đã làm tiêu thụ điện tăng rất mạnh. Sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 1/6/2021 tiếp tục lập kỷ lục mới với con số là 880,3 triệu kWh – tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 15% so với trung bình tuần trước đợt nóng. Nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm các thiết bị trên lưới điện liên tục vận hành đầy tải, thậm chí quá tải ở một số thời điểm dẫn đến nguy cơ xảy ra các sự cố cục bộ trên lưới điện. EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00. Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện.
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết khẳng định: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội”. Ngày 07/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025, trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc tiết kiệm điện. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề "Những điều bạn cần biết để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả hơn". Vị khách mời tham gia đồng hành với chương trình là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Từ một nước xuất khẩu năng lượng, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu về năng lượng. Khả năng thiếu hụt nguồn điện trong giai đoạn sau năm 2020 đã được cảnh báo. Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 11/02/ 2020) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội”. Tại Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 (ban hành ngày 07/5/2020) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm ít nhất 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Rất nhiều giải pháp đã được cụ thể hóa tại Chỉ thị này, trong đó phải kể đến việc “ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng…”. 45 phút của Diễn đàn chủ nhật tuần này chúng tôi bàn về chủ đề: “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - thực tế từ hoạt động dán nhãn năng lượng cho thiết bị tiêu thụ điện”. Tham gia bàn luận cùng chương trình là Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng, Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương và bà Lý Thị Phương Trang - TGĐ Công ty Dai-kin Việt Nam.
Đang phát
Live