Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden- Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020- Siêu tàu contenner lớn nhất thế giới cập cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu- Quảng Ninh nâng mức chuẩn nghèo của địa phương cao gấp 1,4 lần cả nước- Nhiều ý kiến trái chiều về quy định diện tích thuê nhà 15 mét vuông mới được đăng ký thường trú- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết đề nghị Tòa án công lý quốc tế làm rõ trách nhiệm của các thành viên trong bảo vệ khí hậu trái đất- Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao khai mạc hôm nay. Các quan chức và học giả nhiều quốc gia kêu gọi đoàn kết và hợp tác vì một thế giới đang đầy bất ổn sau đại dịch COVID-19- Chính phủ Pháp đề xuất đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập và các nghiệp đoàn để hạ nhiệt căng thẳng xã hội trong bối cảnh các cuộc biểu tỉnh phản đối dự luật cải cách hưu trí lan rộng
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đang có chuyến công du dài ngày đến 3 quốc gia châu Phi gồm có: Ghana, Tanzania và Zambia. Chuyến công du được đánh giá là bước tiếp theo nhằm hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ với châu Phi của chính quyền Tổng thống Joebiden, vốn đã tăng tốc hồi tháng 12 năm ngoái với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi diễn ra tại Washington. Chuyến đi này đặc biệt có ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao khi bà Haris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đến thăm châu lục này. Liệu bà Haris có thể làm hồi sinh bầu không khí nồng ấm Mỹ - châu Phi như thời của cựu Tổng thống Obama và “cùng nhau hướng tới tương lai” như kỳ vọng? Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều đối thủ nặng ký như Trung Quốc hay Nga cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vị thế tại khu vực nhiều tiềm năng địa chiến lược này.
Sáng nay (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Canada. Dù thời gian ngắn ngủi, song ông Joe Biden có lịch trình khá dày đặc, trong đó có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau, phát biểu trước Quốc hội Canada, gặp gỡ các nghị sĩ của đảng cầm quyền cũng như đảng đối lập. Mặc dù vừa là đồng minh, vừa là láng giềng, nhưng Canada được cho là chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những chiến lược, chính sách quan trọng của Mỹ thời điểm hiện tại như cách tiếp cận với cuộc khủng hoảng Ucraina, cạnh tranh nước lớn giữa Mỹ và Trung Quốc... Trong khi ông Joe Biden mong muốn thúc đẩy một đồng minh “mạnh mẽ hơn” qua chuyến thăm này, Thủ tướng Justin Trudeau lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề mang tính song phương như thương mại, di cư xuyên biên giới… Bởi vậy dư luận đang chờ đợi hai nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm tiếng nói chung như thế nào qua chuyến thăm này.
Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga, Tổng thống V.Putin đã viết bài cho Nhân dân Nhật báo với tựa đề "Nga và Trung Quốc: Quan hệ đối tác hướng tới tương lai". Bài đăng trên trang của Điện Kremlin. Nhà lãnh đạo Nga đặt nhiều kỳ vọng vào các cuộc hội đàm phán sắp tới sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác song phương.
Ngày 17/03, Phòng sơ thẩm của Tòa hình sự quốc tế(ICC)đã ban hành lệnh "bắt giữ" Tổng thống Nga V.Putin và đại diện toàn quyền thuộc Tổng thống Nga về quyền trẻ em Maria Lvova-Belova. Nga coi việc này không có cơ sở pháp lý, vì Matxcơva và nhiều nước không công nhận thẩm quyền của ICC. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng có phản ứng tương tự.
Hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc đến Nhật Bản kể từ năm 2011, được kỳ vọng sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng để cải thiện và phát triển quan hệ hai nước. Chuyến thăm diễn ra sau khi Hàn Quốc công bố kế hoạch chấm dứt tranh cãi hiện nay về vấn đề lao động thời chiến với Nhật Bản, cho thấy thiện chí thúc đẩy mối quan hệ tích cực của Hàn Quốc với Nhật Bản. Trước đó, Hàn Quốc cũng dừng việc khiếu nại Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại thế giới liên quan các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với các vật liệu sử dụng cho công nghệ cao. Những động thái tích cực nhằm phá băng quan hệ với Nhật Bản của chính phủ Hàn Quốc tác động ra sao tới hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Bắc Á?
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/03 đã có bài phát biểu về các động thái của chính phủ liên bang nhằm đảo bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng thung lũng Silicon (SVB) và ngân hàng Signature Bank.
Hôm qua (9/3), ông Petr Pavel, một cựu chỉ huy quân đội Czech và là quan chức cấp cao của NATO đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ tư của Cộng hòa Czech trước phiên họp chung của hai viện Quốc hội tại Lâu đài Praha. Buổi lễ có sự tham dự của hơn 800 khách mời gồm các cựu tổng thống và phu nhân, thành viên của Quốc hội các học giả, đại diện trong ngành tư pháp, lĩnh vực văn hóa, quân đội, các cơ quan ngoại giao tại Cộng hòa Czech.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đang có chuyến thăm tới Mỹ kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động đáng chú ý như gặp gỡ các Thượng nghị sĩ Mỹ để thảo luận về việc Phần Lan xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tham gia các cuộc hội thảo về chính sách an ninh và cạnh tranh nước lớn, các hội thảo về thúc đẩy hợp tác kinh tế, chuyển đổi số giữa doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp Phần Lan… Theo giới phân tích, việc Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thăm Mỹ để thúc đẩy hợp tác an ninh, kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng với quốc gia Bắc Âu ở thời điểm này, thể hiện sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Phần Lan kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Ukraine. Trong đó, mối quan tâm hàng đầu của Phần Lan hiện nay là trở thành thành viên của NATO dù quá trình này đang gặp khá nhiều trở lại ở chặng đường cuối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du tới 4 nước châu Phi, trong nỗ lực nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này. Trong chuyến thăm, Tổng thống Pháp sẽ tập trung vào vấn đề môi trường, dự một hội nghị thượng đỉnh về rừng tại Gabon, gặp gỡ các nghệ sĩ châu Phi. Chuyến thăm các nước châu Phi diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp Macron luôn khẳng định châu Phi là ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình và Pháp đang chứng kiến sự suy giảm tầm ảnh hưởng đối với các nước thuộc địa cũ tại châu Phi, sau khi Pháp rút quân khỏi một số nước trong khu vực. Trong bối cảnh châu Phi đang trở thành “điểm nóng” cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, Tổng thống Pháp Macron tính toán điều gì khi thực hiện chuyến công du tới lục địa này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Đang phát
Live