Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa tái cử lần thứ ba liên tiếp sẽ đưa ra các ưu tiên quan trọng về đối nội và đối ngoại. Mục tiêu đầu tiên của ông Erodgan là ổn định kinh tế, tiếp theo là hồi hương một triệu người Syria trong vòng một năm và mục tiêu thứ ba là xây dựng từ một tới ba nghìn ngôi nhà trong vùng động đất.
Ngày 24/5, theo giờ Mỹ, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã nộp hồ sơ tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024 lên Ủy ban bầu cử liên bang, chính thức tham gia vào đường đua trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa. Ông được truyền thông Mỹ đánh giá là một ứng cử viên sáng giá, là một ngôi sao đang lên trên chính trường Mỹ và sẽ có nguồn hậu thuẫn tài chính dồi dào.
Sau khi rời Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, hôm qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới Mông Cổ, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến quốc gia châu Á này. Vì sao Pháp quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ với Mông Cổ trong giai đoạn hiện nay? Phóng viên Quang Dũng thường trú tại Pháp để rõ hơn vấn đề này.
Theo kết quả bầu cử công bố mới đây sau khi 100% số phiếu được kiểm, cả đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và đối thủ chính Kemal Kilicdaroglu đều không tập hợp đủ số phiếu cần thiết để giành chiến thắng ngay vòng 1. Cả 2 ứng cử viên sẽ phải bước vào vòng 2 dự kiến ngày 28/5 tới. Cuộc bầu cử Tổng thống tại Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những sự kiện được quan tâm nhất thế giới trong năm nay, không chỉ có tác động trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn ảnh hưởng lớn tới khu vực và thế giới.
Trong tuần này sẽ diễn ra tổng tuyển cử ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả bỏ phiếu không chỉ quyết định đến chính sách đối nội và đối ngoại của nước này, mà có thể còn ảnh hưởng đến an ninh khu vực châu Âu và Trung Đông. Sau hai thập kỷ cầm quyền, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang đứng trước một phép thử lớn, trong bối cảnh mức độ tín nhiệm dành cho ông cùng Đảng Công lý và phát triển (AKP) bị ảnh hưởng nặng nề bởi một số tín hiệu thiếu lạc quan trong lĩnh vực kinh tế cũng như chính sách đối ngoại. Là một nhà chính trị dày dặn kinh nghiệm, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ bởi quyền lực và các thể chế điều hành nhà nước, liệu tổng thống Erdogan có thể vượt qua những thách thức, để tiếp tục hiện thực hóa những tham vọng còn dang dở? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg thăm chính thức Việt Nam.- Giá điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh từ hôm nay với mức tăng 3%.- Nga cáo buộc Ucraina sử dụng 2 máy bay không người lái tấn công Văn phòng Tổng thống Nga, âm mưu ám sát Tổng thống Putin.- Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản 0,25% và đây là lần tăng thứ 10 trong vòng hơn 1 năm qua.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử Quốc hội vốn được coi là quan trọng nhất trong thời kỳ hậu Otoman của nước này. Có 4 ứng cử viên tham gia cuộc đua gay cấn giành chiếc ghế tổng thống, song theo giới phân tích, cuộc đấu chính sẽ diễn ra giữa Tổng thống đương nhiệm và lãnh đạo Đảng Dân chủ Quốc gia Caman. Vậy, thời điểm này, tương quan bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ ra sao và các ứng cử viên đang đứng trước những thách thức như thế nào trong việc thuyết phục cử tri? PV Ngọc Thạch thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông – Châu Phi phân tích rõ hơn nội dung này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức tuyên bố sẽ tái tranh cử, đặt ra nhiệm vụ thuyết phục cử tri rằng tuổi tác không ảnh hưởng tới khả năng điều hành nước Mỹ. Tuyên bố tái tranh cử này được đưa ra tròn 4 năm khi ông Joe Biden tuyên bố ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 và đã chiến thắng trước đối thủ thuộc đảng Cộng hòa khi đó là cựu Tổng thống Donald Trump. Tuyên bố tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden chấm dứt sự hồ nghi về việc ông về hưu, đồng thời, mở ra màn "tái đấu" giữa ông và đối thủ năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đối mặt với những thách thức mới nào trong lần “tái đấu” này?
Hôm nay (24/4), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu lên đường thăm Mỹ với chương trình nghị sự dày đặc gồm các kế hoạch hợp tác kinh tế, thương mại và quốc phòng. Chuyến công du dự kiến kéo dài 6 ngày (24-29/04) diễn ra trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây liên tục chứng kiến những diễn biến căng thẳng mới, trong khi Mỹ và Hàn Quốc đang đánh dấu kỷ niệm 70 năm quan hệ đồng minh.
Hôm nay (24/4), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu chuyến thăm chính thức Mỹ 6 ngày. Điểm nhấn của chuyến thăm là cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden, kỷ niệm thành công của mối quan hệ đồng minh trong 70 năm và trao đổi về tương lai của liên minh Mỹ-Hàn. Tổng thống Hàn Quốc dự kiến sẽ có bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 27/4. Với chuyến thăm này, ông Yoon Suk-yeol sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai thăm chính thức Mỹ kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức đầu năm 2021. Trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn cũng sẽ thảo luận về tăng cường cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ Hàn Quốc bằng năng lực quân sự thông thường và hạt nhân, cũng như hợp tác về chuỗi cung ứng chất bán dẫn cũng như những giải pháp kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiền. PGS, TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, chuyên gia phân tích quốc tế nói về nội dung này.
Đang phát
Live