Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức tuyên bố sẽ tái tranh cử, đặt ra nhiệm vụ thuyết phục cử tri rằng tuổi tác không ảnh hưởng tới khả năng điều hành nước Mỹ. Tuyên bố tái tranh cử này được đưa ra tròn 4 năm khi ông Joe Biden tuyên bố ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 và đã chiến thắng trước đối thủ thuộc đảng Cộng hòa khi đó là cựu Tổng thống Donald Trump. Tuyên bố tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden chấm dứt sự hồ nghi về việc ông về hưu, đồng thời, mở ra màn "tái đấu" giữa ông và đối thủ năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đối mặt với những thách thức mới nào trong lần “tái đấu” này?
Tuần tới, Tổng thống Joe Biden sẽ công bố ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2. Một khi tuyên bố này được xác nhận, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là màn “tái đấu” giữa ông Biden và ông Donald Trump - ứng cử viên tiềm năm của đảng Cộng Hòa hiện đã tuyên bố ra tranh cử.
Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam), cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới New York, sẵn sàng trình diện trước tòa án hình sự Quận Manhattan vì cáo buộc hình sự chưa từng có tiền lệ. Báo chí Mỹ và quốc tế phủ khắp những thông tin về phiên tòa lịch sử này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden- Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020- Siêu tàu contenner lớn nhất thế giới cập cảng Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu- Quảng Ninh nâng mức chuẩn nghèo của địa phương cao gấp 1,4 lần cả nước- Nhiều ý kiến trái chiều về quy định diện tích thuê nhà 15 mét vuông mới được đăng ký thường trú- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết đề nghị Tòa án công lý quốc tế làm rõ trách nhiệm của các thành viên trong bảo vệ khí hậu trái đất- Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao khai mạc hôm nay. Các quan chức và học giả nhiều quốc gia kêu gọi đoàn kết và hợp tác vì một thế giới đang đầy bất ổn sau đại dịch COVID-19- Chính phủ Pháp đề xuất đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập và các nghiệp đoàn để hạ nhiệt căng thẳng xã hội trong bối cảnh các cuộc biểu tỉnh phản đối dự luật cải cách hưu trí lan rộng
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đang có chuyến công du dài ngày đến 3 quốc gia châu Phi gồm có: Ghana, Tanzania và Zambia. Chuyến công du được đánh giá là bước tiếp theo nhằm hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ với châu Phi của chính quyền Tổng thống Joebiden, vốn đã tăng tốc hồi tháng 12 năm ngoái với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi diễn ra tại Washington. Chuyến đi này đặc biệt có ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao khi bà Haris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đến thăm châu lục này. Liệu bà Haris có thể làm hồi sinh bầu không khí nồng ấm Mỹ - châu Phi như thời của cựu Tổng thống Obama và “cùng nhau hướng tới tương lai” như kỳ vọng? Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều đối thủ nặng ký như Trung Quốc hay Nga cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vị thế tại khu vực nhiều tiềm năng địa chiến lược này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/03 đã có bài phát biểu về các động thái của chính phủ liên bang nhằm đảo bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng thung lũng Silicon (SVB) và ngân hàng Signature Bank.
Sau chuyến thăm đầy bất ngờ tới thủ đô Kiev của Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Ba Lan – quốc gia đồng minh NATO có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Ukraine, với vai trò quan trọng trong tuyến đường vận chuyển vũ khí của phương Tây vào quốc gia này. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thu hút nhiều sự quan tâm từ quốc tế.
Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tròn 1 năm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du Ba Lan, trong đó dự kiến sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại đây. Truyền thông quốc tế đều tập trung đến sự kiện được cho là mang nhiều thông điệp này của nhà lãnh đạo Mỹ. Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Tổng thống Mỹ có 2 chuyến công du Ba Lan - quốc gia láng giềng và có sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev. Sự hiện diện của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan được cho sẽ mang nhiều thông điệp về chính trị và quân sự của Mỹ và NATO đối với Ukraine.
Dự kiến 9h sáng nay - ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp liên bang lần thứ 2 kể từ khi lên nắm quyền. Thông điệp lần này được đặc biệt chú ý khi diễn ra vào thời điểm nước Mỹ vừa tiến hành “bài sát hạch giữa nhiệm kỳ” với chính quyền của ông - trong đó, phe Dân chủ đã đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện. Tìm kiếm sự ủng hộ của các cử tri Mỹ còn hoài nghi, lưỡng lự hay chuẩn bị cho các kế hoạch tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024… dự kiến là những mục tiêu trọng tâm mà nhà lãnh đạo nước Mỹ đặt ra trong Thông điệp liên bang lần này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc thông điệp liên bang vào ngày mai (7/2). Bài thông điệp liên bang lần này được dư luận đặc biệt chú ý trong bối cảnh đảng Cộng Hòa đã kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Đây cũng là bước đệm trước khi ông Joe Biden chính thức công bố quyết định tranh cử nhiệm kỳ 2 ngay trong tháng này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live