
Nhân dịp Năm mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ cảm nghĩ về kết quả thành công Đại hội XIII; bài học rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới; về đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.- Nhận định dịch phức tạp và còn kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Hải Dương cần xem xét áp dụng Chỉ thị 16 trên phạm vi rộng hơn. Trong khi, Hà Nội triển khai biện pháp phòng, chống dịch liên quan đến trường hợp người nước ngoài nhiễm virus SARS-CoV-2.- Guinea tuyên bố đang trong "tình trạng dịch bệnh Ebola" sau khi 7 trường hợp được xác nhận dương tính với virus nguy hiểm này.- Đồng tiền điện tử Bitcoin đạt giá trị kỷ lục mới khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 49.000 USD, tăng tới 70% chỉ trong 1 tháng rưỡi qua.
Không biết tự bao giờ, mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo. Ngày Tết thầy năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phải hạn chế di chuyển nên thay vì đến nhà chúc Tết các thầy cô giáo trực tiếp như mọi năm, nhiều người đã chọn hình thức chúc Tết thầy cô theo phương thức trực tuyến. Dù lựa chọn phương thức chúc Tết trực tiếp hay trực tuyến thì tình thầy trò vẫn không thay đổi, là truyền thống tốt đẹp của người Việt trong những ngày đầu năm mới. Bài viết của phóng viên Minh Hường đề cập nội dung này:
Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhận định nước ta đã trải qua 4 ngày nghỉ Tết cổ truyền an toàn trong điều kiện mới. Tuy nhiên, không được mất cảnh giác, cần “dệt” cho tấm lưới truy vết, xét nghiệm dầy thêm, vì tại một số ổ dịch trước khi bị phong tỏa đã có nhiều người đi ra khỏi vùng dịch. Phóng viên Văn Hải phản ánh:
Với tinh thần chăm lo, đảm bảo đời sống cho người lao động, đặc biệt là trong dịp Tết Tân Sửu, Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên đã kịp thời động viên, bố trí cho thợ mỏ đón Tết đầy đủ, an toàn ngay trong các khu tập thể cách ly tập trung. Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực phía Bắc thông tin:
- Lãnh đạo nhiều nước gửi lời chúc Tết nguyên đán bằng tiếng Việt.- Người dân trở lại Hà Nội sau Tết phải khai báo y tế. Thành phố cũng yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động lễ hội và đón khách cho đến Rằm tháng Giêng để phòng chống dịch COVID – 19.- Cả nước xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người tử vong, 14 người bị thương.- Chính phủ mới của Italia tuyên thệ nhậm chức.- Ba Lan phát triển thiết bị có thể phát hiện Covid-19 trên cơ sở phân tích hơi thở của người bệnh.
Tết ấm áp- Xuân sum vầy. Tết - bao giờ cũng mang đến cho mỗi chúng ta thật nhiều xúc cảm. Người thì đến với Tết bằng đoàn tụ sum vầy, người thì đến với Tết bằng lạc quan hy vọng, người lại đến với Tết bởi những khắc khoải nhớ thương... Trong muôn màu cảm xúc ấy, thơ Tết- thơ Xuân về tình người, sự sẻ chia chân thành, niềm hạnh phúc và khát khao vươn lên khi mùa Xuân về, luôn gây xúc động mạnh mẽ cho người yêu thơ, đọc thơ và nghe thơ... Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Lê Thu và nhà thơ Vũ Quần Phương cùng bình những câu thơ, bài thơ về mùa Xuân và Tết:
- Sắc xuân và sự phát triển của Hà Quảng – Cao Bằng.- Tết giản dị nhưng thiêng liêng và ấm áp của người lính canh giữ biển, đảo của Tổ quốc.- Từ hôm nay, nhiều siêu thị và chợ dân sinh mở cửa bán hàng trở lại bình thường. Hàng hóa dồi dào, phong phú và ổn định về giá.- Cả nước thu hút hơn 2 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng đầu năm.- Nga tuyên bố không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ với Liên minh châu Âu EU.
Thế là mùa xuân đã về. Dù những sóng gió, trắc trở và lo âu trong suốt năm Canh Tý vẫn chưa dứt, nhưng điều đó không ngăn được lòng người phấn chấn, háo hức đón mùa Xuân Tân Sửu đang gõ cửa vào mỗi ngôi nhà. Mùa Xuân – khiến cho muôn cây đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa Xuân- cũng theo lẽ tự nhiên ấy, đem đến cho con người sự ấm áp, hạnh phúc theo cách cảm nhận riêng của mỗi người.
Tết Âm Lịch là 1 nét văn hóa ý nghĩa của người dân các nước Châu Á khi đây là dịp cho các cuộc sum họp quây quần cùng lời chúc an lành đầu năm, hay các lễ hội tưng bừng cùng pháo hoa và ca nhạc sôi động. Tuy nhiên, “Ăn Tết tại chỗ” là xu hướng phổ biến trong năm nay khi đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
- Không khí đón năm mới khắp 3 miền.- Trao đổi với đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc về một giao thừa khác lạ, vắng bóng pháo hoa tại không ít địa phương, nhưng vẫn tràn đầy hứng khởi và niềm tin về một năm mới tốt lành hơn.- Tùy bút của nhà báo Uông Ngọc Dậu: Ta đã thấy gì trong đêm nay...
Đang phát
Live