
Ngày 20/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Theo đó, cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Đây là các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng trong một năm từ 1000 TOE hoặc khoảng 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các hộ tiêu thụ nhiều năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban, Ban Kinh Doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử đang được kinh doanh, sử dụng tràn lan, nhưng cơ quan thực thi pháp luật chưa thể kiểm soát tình trạng này, bởi chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. Việc tồn tại khoảng trống pháp lý về thuốc lá thế hệ mới đã dẫn tới nhiều hệ luỵ, như tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo an toàn sức khoẻ người sử dụng. Tình trạng này dẫn tới nhiều quan ngại cho xã hội và cộng đồng, đặc biệt là gây hệ luỵ khôn lường đối với thanh thiếu niên, rất cần cơ sở pháp lý đủ mạnh để giám sát và quản lý.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình cháy nổ, nhằm nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các em học sinh, thời gian qua, công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với ngành giáo dục tổ chức nhiều buổi học trải nghiệm, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học từ kinh nghiệm của các nước.- Tổng Công ty Điện lực TP.HCM: Tăng cường tuyên truyền về an toàn điện.- Triển lãm tranh cá nhân của hoạ sỹ nhí 3 tuổi tại Đức.
Trong 2 thập kỷ qua, các nước châu Á cũng như ASEAN đã đạt được nhiều thành công trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực. Đây là nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo “Thái Lan và Nền kinh tế sáng tạo ASEAN” diễn ra hôm 16/9 tại Bangkok, Thái Lan, khẳng định tầm quan trọng của tăng cường kết nối ASEAN trong thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế sáng tạo - động lực tăng trưởng kinh tế chủ chốt của thế giới.
Nhiệm vụ của ngành điện lúc này là nhanh chóng khắc phục các sự cố về điện do bão số 3 (Yagi) gây ra để cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Do vậy, các đơn vị trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đang nỗ lực xử lý sự cố lưới điện trung, hạ áp - cấp điện trực tiếp cho các hộ tiêu dùng. Còn người lao động của Công ty Truyền tải Điện 1 đang dồn sức tập trung khắc phục nhanh nhất những khiếm khuyết còn lại trên lưới điện 220kV tại Quảng Ninh để kịp thời khôi phục hoạt động sản xuất của các nhà máy điện, nhanh chóng cấp điện trở lại cho các phụ tải công nghiệp, thương mại - dịch vụ vùng kinh tế trong điểm phía Bắc. “Trắng đêm tăng cường hỗ trợ Mạch 3, xuyên đêm xử lý sự cố lưới điện do bão số 3” của PV Nguyên Long ghi nhận thực tế này:
Trước tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên cả nước có diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng, các địa phương, tăng cường triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề kéo dài từ nay đến cuối năm, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.
Những ngày gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ lượng lớn bánh Trung thu có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Trước tình trạng này, Tổng Cục QLTT vừa ký ban hành Văn bản số 2257, gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.
Trong khuôn khổ Chương trình “Năm quốc tế nữ nông dân” tại Việt Nam, chiều nay (12/8) tại Học viện nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ Diễn đàn trực tuyến “Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp”.
Năm 2023 số người được ghép tạng tại Việt Nam là 1.000 người, đưa nước ta trở thành nước có nhiều người được ghép tạng nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng của người hiến còn sống, mà nguồn tạng là người chết não chỉ có 12 người. Tỷ lệ hiến tạng từ người chết não tại Việt Nam, do vậy, chỉ là 0,15 người trên 1 triệu dân, trong trên thế giới, tỷ lệ này là 50 người/1 triệu dân. Theo các chuyên gia y tế, có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thân, phổi, mô... Và, một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác. Tuy nhiên hiện nay, số người hiến tạng khi chết não tại Việt Nam rất thấp, vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến công tác hiến ghép mô tạng.