
VOV1 -Hôm nay là ngày kết thúc 3 tháng Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn cho các quốc gia để đàm phán về vấn đề thuế quan với Mỹ.
VOV1 - Sau khi khiến dư luận tạm thở phào khi tuyên bố lùi thời hạn 2 tuần cho việc can thiệp vào xung đột Iran-Israel, sáng sớm nay (22/6) theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố vừa không kích thành công nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân chiến lược hàng đầu của Iran.
VOV1 - Căng thẳng không ngừng leo thang giữa Israel và Iran sau khi Israel phát động chiến dịch tấn công chưa từng có nhằm vào các cơ sở hạt nhân, địa điểm tên lửa và nhiều quan chức chính trị, quân sự cấp cao Iran.
VOV1 - Cùng với những thông tin về chính sách thuế quan mới của nước Mỹ, Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và 5 quốc gia khu vực Trung Á diễn ra tại Uzbekistan trong tuần cũng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025 nếu rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc khó, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà còn tác động đến vấn đề cán bộ, tổ chức hoạt động của bộ máy và thậm chí là quyền lợi của người dân. Vì thế, mới đây, tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo ra không gian phát triển mới, tư duy mới, tầm nhìn mới. Để thực hiện được yêu cầu đó, chắc chắn, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không thể là phép cộng cơ học của những tiêu chí về diện tích, dân số. Vậy các tiêu chí nào cần được tính toán để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả?.Ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Thời gian qua, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp có các động thái điều chỉnh chính sách đối ngoại đáng chú ý, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khu vực cũng như quốc tế. Theo giới phân tích, mục tiêu của các điều chỉnh mang nhiều tính toán này của Ankara là nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng để duy trì và mở rộng lợi ích cốt lõi của mình tại khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Hiện các hãng hàng không đã xây dựng xong phương án phục hồi mạng bay nội địa và sẽ chính thức mở bán ngay khi nhà chức trách cho phép khôi phục hoạt động vận tải hành khách. Thế nhưng đến nay mới có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch mở lại đường bay của Cục Hàng không Việt Nam gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch gồm TP.HCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch gồm Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai. Tuy nhiên, giải pháp nào cho ngành Hàng không Việt Nam trụ vững trong đại dịch Covid 19? Việc mở lại các đường bay nội địa cần được tính toán ra sao?
Đợt dịch thứ 4 với hơn 7.500 bệnh nhân, trong đó có hàng vạn người tiếp xúc gần F1 đã khiến nhiều khu cách ly tập trung quá tải, lây nhiễm chéo. Gần đây, bên cạnh các giải pháp công nghệ được đưa ra như lắp camera giám sát, đeo vòng tay nhận diện, khai báo y tế điện tử, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid 19 quốc gia cũng tính toán đến phương án thí điểm F1 cách ly tại nhà, cách ly tại chỗ, trong đó yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện thí điểm trước khi xem xét mở rộng. Vậy trong kịch bản nào chúng ta mới xem xét F1 cách ly tại chỗ và tại nhà?
Đang phát
Live