Tình người sau hoạn nạn- Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền?- Quán cà phê Mèo độc nhất vô nhị ở dải Gaza của Palestine giúp nhiều người thư thả trong cuộc sống
Những ngày qua, mưa lũ gây thiệt hại nặng nề, làm đảo lộn cuộc sống nhiều người dân ở Sơn La. Tuy nhiên, sự đoàn kết, sẻ chia và yêu thương đã giúp bà con vượt qua mất mát, bình an nơi tâm lũ.
Với những bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, 2.000 đồng không thể mua nổi bó rau, lạng thịt nhưng khi đến quán Nụ cười Shinbi họ lại có thể ăn một bữa cơm, một bát phở ngon lành, nóng hổi với đầy đủ dinh dưỡng. Đây không chỉ đơn giản là một bữa ăn mà còn là món quà tinh thần của những tấm lòng hảo tâm mong muốn giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo sau những chuỗi ngày chống chọi với bệnh tật, giúp người nhà của họ bớt đi được một khoản tiền phải trang trải. Mỗi người đến quán ăn cơm đều mang theo tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì nơi đây không chỉ bán cơm mà còn mang đến những nụ cười và tình người ấm áp.
Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Những ngày này, hàng ngàn người dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khi qua địa phận tỉnh Bình Phước không khỏi bất ngờ, xúc động trước những chai nước uống, khăn lạnh miễn phí và lời chúc tết ý nghĩa từ các đoàn viên thanh niên, dân quân.
Cũng như các tỉnh thành khác, tại Cần Thơ, năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thử thách khi đại dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp ảnh hưởng mọi mặt đời sống. Bên cạnh lực lượng tuyến đầu ngày đêm giành giật sự sống cho người dân thì các cấp, ngành cùng mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, phát huy sức mạnh đoàn kết vượt qua khó khăn, sớm đưa Cần Thơ trở về trạng thái “bình thường mới”.
Mấy ngày qua, hàng ngàn người từ các tỉnh, thành phố phía Nam về quê. Cũng chừng đó thời gian, các đội tình nguyện người Đà Nẵng trắng đêm trên đỉnh đèo Hải Vân đội mưa hỗ trợ đồng bào trên đường về quê tránh dịch. Những hộp cơm gà, bát súp cua nóng hổi, ổ bánh mỳ, bịch sữa, áo mưa... giúp họ tiếp tục hành trình trở về quê nhà an toàn.
TP. Cần Thơ và nhiều địa phương trong cả nước đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ vì đại dịch COVID 19. Nhiều gia đình, doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn chồng chất do mất việc làm, hàng hoá không tiêu thụ được. Cũng vào thời điểm này, nhiều tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã vào cuộc giúp đỡ người lao động vượt qua khó khăn. Trong số đó, có anh Trần Vũ Trường, Giám đốc Công ty TNHH ô tô Trường Dũng, ở khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng. Anh đã quyết định dừng kinh doanh dịch vụ vận tải để làm từ thiện. Việc làm của anh đã lan tỏa đến nhiều nhà hảo tâm khác cùng chung tay tiếp sức để ngày càng nhiều mảnh đời khó khăn được giúp đỡ.
Những ngày qua, cả Hà Nội căng mình thực hiện giãn cách xã hội, quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều người không thể ra đường, không thể về quê, việc làm không có, thu nhập cũng không, cuộc sống bị đảo lộn, với vô vàn khó khăn. Cảm nhận được những khó khăn đó, làng Lệ Mật,quận Long Biên đã phát động phong trào "lá lành đùm lá rách"; "lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Bên cạnh nỗ lực của chính quyền địa phương, còn có nhiều cá nhân, mạnh thường quân ở tỉnh Sóc Trăng đã tích cực chung tay, đóng góp vào công tác phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm hỗ trợ cho hộ nghèo và bếp ăn tại khu cách ly tập trung, góp phần giúp người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội và cách ly y tế.
Đang phát
Live