Hôm 27/5, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 10 ký thoả thuận an ninh với Ukraine, cam kết dành 1 tỷ Euro viện trợ quân sự cho Kiev trong năm 2024. Động thái này của Tây Ban Nha có thể làm cuộc xung đột Nga - Ukraine căng thẳng hơn.
- Tsugura - lâu đài duy nhất có mái ngói đỏ tại Nhật Bản - Sôi động lễ hội mùa xuân truyền thống gần 200 năm tại Tây Ban Nha
Chính phủ Tây Ban Nha vừa quyết định chấm dứt chương trình thị thực vàng cấp cho công dân ngoài Liên minh châu Âu (EU) với mục tiêu ngăn chặn làn sóng đầu cơ bất động sản tràn lan tại nước này. Từng được kỳ vọng có thể trở thành giải pháp hiệu quả để thu hút đầu tư nước ngoài, thế nhưng, chương trình thị thực vàng đang ngày càng bộc lộ nhiều kẽ hở, trở thành phương tiện thoát thân của các quan chức tham nhũng hay tội phạm có tổ chức; gây nhiều rủi ro về an ninh, rửa tiền hay gian lận thuế; khiến không chỉ Tây Ban Nha mà nhiều nước châu Âu từng bước thúc đẩy siết chặt chính sách này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Pháp, Đại sứ Tây Ban Nha đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.- Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 – 2020) sẽ hoàn thành vào năm 2030, là công trình có giá trị to lớn và ý nghĩa đặc biệt, chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.- Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” sẽ diễn ra ngày 15/4 này tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.- Ngày mai (5/4) , cử tri Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu sớm trong cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội khóa mới.- Mỹ và Phần Lan ký biên bản ghi nhớ về việc phòng chống tin giả, thông tin sai lệch, đặc biệt là thông tin sai lệch trên mạng internet.
Với việc không đảng nào giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội, Tây Ban Nha đang có nguy cơ rơi vào bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử bất phân thắng bại ngày hôm qua. Các chính phủ trên khắp châu Âu đang theo dõi sát diễn biến bầu cử tại Tây Ban Nha. Sau Thuỵ Điển, Phần Lan và Italia, sự trỗi dậy của các đảng cực hữu tại nước này được dự báo sẽ có tác động đến các chính sách của Liên minh châu Âu trong tương lai.
Hàng triệu cử tri Tây Ban Nha hôm nay (23/7) sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sớm để bầu ra Quốc hội mới. Cuộc bầu cử được xem là canh bạc đối với Thủ tướng Pedro Sánchez khi sẽ xác định liệu đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha cầm quyền của ông sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước hay để quyền lực rơi vào tay các đảng cánh hữu như tại nhiều nước châu Âu thời gian qua.
Tây Ban Nha sẽ đảm nhiệm nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) vào nửa cuối năm nay, từ ngày 1 tháng 7 tới, trong giai đoạn đầy thách thức đối với các quốc gia thành viên nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung. Cuộc khủng hoảng tại Ucraina, bài toán an ninh năng lượng, làn sóng người tị nạn và củng cố sự thống nhất châu Âu là những vấn đề cam go mà tân Chủ tịch EU phải giải quyết trong nhiệm kỳ này. Đây là lần thứ hai Tây Ban Nha tiếp quản “ghế nóng” này. Nhưng khác với nhiệm kỳ cách đây hơn chục năm, bối cảnh địa chính trị ở châu Âu đã có nhiều thay đổi, và trước mắt trong tháng 7 tới, Tây Ban Nha chuẩn bị đối mặt với cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn, ít nhiều sẽ tác động tới chính trường nước này.
Làm sao để du lịch Việt Nam hết cảnh “no dồn đói góp”, phát triển du lịch bền vững?- Vượt thử thách 500 ngày sống trong hang động và thông điệp từ 1 vận động viên người Tây Ban Nha.- Ông Trần Lâm Thắng miệt mài duy trì lớp học tình thương Long Bửu
Từ ngày 23/03, một trận cháy rừng nghiêm trọng đã xảy ra ở khu vực phía đông vùng Valencia, Tây Ban Nha, thiêu rụi hơn 3.000 héc-ta rừng và buộc 1.500 người dân phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Đây cũng là trận cháy rừng lớn đầu tiên trong năm ở quốc gia thuộc Bán đảo Iberia này.
Những tuần gần đây, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez liên tục bận rộn với các chuyến công du châu Âu nhằm chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 6 tới. Một trong những điểm đến đáng chú ý là Bồ Đào Nha trong 2 ngày 14 và 15/3. Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh với nội dung trọng tâm là kế hoạch đột phá mới nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) từng bước ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan cuộc xung đột Ucraina.
Đang phát
Live