VOV1 - Số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm (trong đó có rối loạn tâm thần) đang chiếm 74% các trường hợp tử vong. Tại nước ta, ước tính tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần chiếm gần 30% dân số, nhưng nhiều người không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả to lớn.
VOV1 - Mấy năm gần đây, số lượng trẻ em chậm nói đến Bệnh viện Bạch Mai khám có chiều hướng tăng, nhất là sau đại dịch Covid-19. Điểm chung của những bệnh nhi này là tiếp xúc với tivi, điện thoại liên tục trong nhiều giờ từ khi còn rất nhỏ (lúc ngồi chơi 1 mình, lúc ăn cơm hoặc khi quấy khóc).
Cuộc sống nhiều lo toan, áp lực dễ gây căng thẳng, lo âu (stress), nhất là trong dịp này, nhiều người đang phải đối mặt với những câu hỏi: Làm gì để có tiền trả nợ, sắm Tết; Làm sao để ăn nhiều mà không tăng cân? Tại hội thảo về truyền thông với chủ đề rối loạn sự thích ứng diễn ra chiều nay tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ Viện sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết: Stress là nhân tố tác động trực tiếp đến sự rối loạn sự thích ứng, một dạng của rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cuộc sống nhiều lo toan, áp lực dễ gây căng thẳng, lo âu (stress), nhất là trong dịp này, nhiều người đang phải đối mặt với những câu hỏi: Làm gì để có tiền trả nợ, sắm Tết; Làm sao để ăn nhiều mà không tăng cân? Tại hội thảo về truyền thông với chủ đề rối loạn sự thích ứng diễn ra chiều 13/01 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ Viện sức khỏe tâm thần Trung ương cho biết: Stress là nhân tố tác động trực tiếp đến sự rối loạn sự thích ứng, một dạng của rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo kết quả cuộc khảo sát được Chính phủ Nhật Bản công bố mới đây, số lượng giáo viên tại các trường công lập nghỉ việc do mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần đã tăng lên mức cao kỷ lục gần 7.200 người trong năm tài chính 2023 (tính đến tháng 3/2024). Nhìn lại trong những năm gần đây, số lượng giáo viên Nhật Bản nghỉ việc vì sức khỏe tâm thần thường dao động quanh mức 5.000 người; nhưng trong 3 năm trở lại đây, con số này đã tăng đột biến. Hiện tượng này đang cho thấy thực trạng nào trong đời sống xã hội đất nước Mặt Trời mọc? Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Báo cáo Điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam của Viện Xã hội học cho thấy: Sức khỏe tâm thần trong thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng, trong đó 1/5 trẻ vị thành niên (20%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần và chỉ 8,4% thanh thiếu niên đã tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hoặc tư vấn cho những vấn đề về cảm xúc và hành vi. Áp lực học tập và sự kiểm soát hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ cũng khiến trẻ lo âu, trầm cảm, cảm giác bị cô lập và cô đơn. Cần làm gì để quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên?Phóng viên Đài TNVN có bài viết đề cập nội dung này:
Mùa thi sắp đến, áp lực và căng thẳng là khó tránh khỏi đối với nhiều học sinh, nhất là với những học trò sắp phải trải qua kỳ thi cuối cấp 2 để dành 1 suất vào trường cấp 3 công lập ở thành phố lớn và kỳ thi cuối cấp 3 để vào trường đại học uy tín. Tuy nhiên, khi căng thẳng không được kiểm soát, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý như lo lắng, trầm cảm và những hậu quả xấu, khó lường.
Số trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm đang chiếm 74% các ca tử vong trên toàn toàn cầu. Đây cũng là vấn đề được giới y khoa lưu ý nhân ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, với mong muốn mỗi người quan tâm đến việc kiểm soát bệnh tật và mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả. Trong số các bệnh không lây nhiễm, vấn đề rối loạn tâm thần đang nổi lên những lo ngại do số người mắc có chiều hướng tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần chiếm gần 30% dân số. Vậy làm thế nào để phòng chống rối loạn tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác?
Sau những trường hợp tự sát thương tâm (do trầm cảm) diễn ra thời gian gần đây, các bác sĩ Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra khuyến cáo với những người thường xuyên có cảm xúc buồn, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ và ăn uống kém trong khoảng 1 tuần… cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tư vấn, điều trị.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới,“Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân, là trạng thái hạnh phúc khi cá nhân nhận ra được khả năng của chính mình để có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng. Đối với người cao tuổi, khi sức khỏe thể chất dần suy giảm sẽ kéo theo nhiều rối loạn về sức khỏe tâm thần. Vì vậy, người cao tuổi rất cần được quan tâm chăm sóc, giúp họ sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc.
Đang phát
Live