
Sơn La giữ “hồn cốt” dân tộc bằng phong trào quần chúng- Khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam-10 sự kiện quốc tế do VOV bình chọn
Sau hơn 15 năm nhường đất để xây dựng thủy điện Sơn La, đến nay đời sống của đồng bào di dân tái định cư huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La ngày càng khởi sắc nhờ nghề nuôi cá lồng, người dân yên tâm với cuộc sống mới.
Bình yên, thơ mộng, miền sơn thuỷ Quỳnh Nhai nói riêng và vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La nói chung là điểm hẹn đặc biệt cho những ai muốn khám phá một “biển xanh” rất khác nơi đại ngàn Tây Bắc.
- Phản bác các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hóa - Thử thách tiêu tiền mặt, không mua sắm - Các xu hướng độc lạ của giới trẻ Hàn Quốc để tiết kiệm chi tiêu
Cảnh giác trước biến thể mới của Covid 19.- !0 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2023.- Thông điệp về một thế giới tốt đẹp của ông già Noel.- Góp củi sưởi ấm cho học trò vùng cao Sơn La.
Tỉnh miền núi Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống; trong đó, đồng bào Thái đông nhất, chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trên mảnh đất ở miền Tây Bắc này, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc. Nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc ấy, những năm qua, các thế hệ người có uy tín, người am hiểu văn hóa Thái ở Sơn La đã nỗ lực tiếp lửa, trao truyền. Để rồi, khi những giá trị văn hóa ấy được giữ gìn và phát huy không chỉ giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày một phong phú, đa dạng, mà còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xác định không có môi trường nào để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt hơn chính ở không gian văn hóa của mỗi dân tộc. Từ lẽ đó, không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu và việc sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống bằng sự đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Sơn La đã quan tâm xây dựng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng. Đến nay, địa phương này đã có hơn 3.300 đội văn nghệ ở khắp các thôn, bản, tổ dân phố – là một trong những địa phương có nhiều đội văn nghệ quần chúng nhất cả nước. Mỗi năm, Sơn La đều trích hàng tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng ở cơ sở; nhiều địa phương trong tỉnh cũng ban hành những chủ trương với cách làm sáng tạo, hiệu quả. Những nỗ lực này đã, đang góp phần tăng sức mạnh nội sinh và hồn cốt của dân tộc, của quốc gia, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, “Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc”... Loạt bài “Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hoá?” của nhóm PV VOV Tây Bắc đề cập nội dung này. Trong chương trình hôm nay là bài thứ nhất với nhan đề “Giữ ‘hồn cốt’ dân tộc bằng phong trào quần chúng” mời quý vị và các bạn cùng nghe
Trời đông buốt giá, song những cô, cậu học trò ở vùng cao Sơn La đang được sưởi ấm. Sự ấm áp này không chỉ từ bếp lửa do phụ huynh, người dân góp củi, mà còn từ sự quan tâm, ủng hộ những tấm chăn, áo ấm của các thầy, cô giáo và của các cấp, các ngành, địa phương.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV sáng nay 8/12, các đại biểu đã thẳng thắn chất vấn những vấn đề “nóng”, đang được cử tri quan tâm, như tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất cà phê; bất cập trong bổ nhiệm, xếp lương và tổ chức thi/xét thăng hạng cho giáo viên; hạn chế của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở cở sở...
Sáng nay 6/12, Trường Chính trị tỉnh Sơn La phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp".
Đang phát
Live