
Huyện Bình Chánh nằm ở khu Nam TP.HCM, đến nay có hơn 27.500 doanh nghiệp đang hoạt động. 6 tháng đầu năm thu ngân sách địa phương gần 1.100 tỉ đồng, đạt 52,11% so với dự toán năm 2023. Toàn huyện cũng có 1.391 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp thành lập mới, tăng 61 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp so với năm 2022. Đây cũng là tín hiệu khả quan, phản ảnh những nỗ lực của địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thu hút nguồn đầu tư đẩy mạnh phát triển khu Nam thành phố.
Tối nay (2/7), UBND TP.HCM - Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 325 năm thành lập thành phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2023) và Kỷ niệm 47 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2023)
Viên Hồng Quang – người đam mê với công việc phục chế màu các tư liệu cũ như một cách để kết nối giới trẻ với lịch sử dân tộc.- 83 tuổi tham gia giải bóng đá - niềm vui vượt qua giới hạn tuổi tác.
Lịch sử đã ghi nhận Đại tá Bùi Quang Thận là người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Trước đó, vào lúc 9 giờ 30 phút, tại Trại Davis, giữa mưa bom, bão đạn, anh lính trẻ Phạm Văn Lãi đã liều mình leo lên tháp nước cao gần 30m cắm cờ giải phóng làm hoa tiêu cho quân ta đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị tiến sâu vào giải phóng Sài Gòn. Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, mời quý vị cùng phóng viên Lại Hoa gặp lại người lính Phạm Văn Lãi và nghe ông kể về những ngày tháng đấu tranh ngoại giao trong lòng địch và giây phút cắm lá cờ lịch sử ngày 30/4/1975:
Trung thu không chỉ là ngày Tết dành cho trẻ nhỏ, được tung tăng chạy nhảy vui đùa mà còn là sự đoàn viên, gắn kết các thành viên gia đình nhất là trong những ngày nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội. Dịch COVID-19 đã khiến các sự kiện vui Trung thu phải thay đổi, nhưng không vì thế mà thiếu đi sự chăm lo của các cơ quan, tổ chức và nhà hảo tâm dành cho các em. Với những em nhỏ được chung vui cùng gia đình, cùng làm đồ chơi dân gian với cha mẹ, ông bà chắc chắn là niềm vui rất ý nghĩa. Nhưng, dịch COVID-19 thời gian qua đã khiến cho hơn 1.500 trẻ em ở các cấp học tại Thành phố Hồ Chí Minh mất cha, mất mẹ hoặc mất cả song thân. Vì thế, Trung thu này thực sự là mùa Trăng rằm mà các em đang cần nhiều hơn nữa sự chăm lo của tất cả cộng đồng, để với đi nỗi buồn, vượt qua cú sốc “mồ côi”. Tuy nhiên, với chương trình “Mỗi ngày một quả trứng” , “Trung thu vượt COVID đã mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em ở Sài Gòn.
Vì sao điểm trúng tuyển đại học tăng đột biến?- Trải nghiệm những trò chơi dân gian trong mùa Trung thu đặc biệt- Trung thu vượt COVID cho trẻ em ở Sài Gòn
Cuốn sách cuối cùng của nhà văn Lê Văn Nghĩa đã được đến với độc giả sau một tháng ông qua đời tại TPHCM. Ở cuốn sách này, ký ức về một Sài Gòn với nếp sống sôi động của rạp hát, khu chợ đã nhường chỗ cho không gian tĩnh lặng như rơi vào cõi thinh không, khi làn sóng Covid 19 lần thứ 4 bủa vây. Phóng viên Bích Ngọc mời quý vị tìm hiểu cuốn sách này để hiểu hơn về thành phố yêu thương theo góc nhìn của nhà văn Lê Văn Nghĩa:
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân vừa ra mắt ca khúc “Cùng Sài Gòn san sẻ yêu thương” để thay lời trái tim chân thành của hàng triệu người con trong nước và kiều bào đang hướng về miền Nam ruột thịt yêu thương lúc này. Đây cũng là một trong những ca khúc đầu tiên tham dự Cuộc vận động sáng tác “Giai điệu nơi tuyến đầu” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức, để lan tỏa rộng khắp hơn tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm, đồng lòng và niềm tin của cả dân tộc về thắng lợi trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid 19. Đó không chỉ là niềm tin sắt đá, mà còn là lời hiệu triệu của non sông: Đoàn kết, yêu thương, chúng ta sẽ chiến thắng!
Từ vụ khởi tố hình sự trang phimmoi bàn về việc xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng.- Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân và những sáng tác gửi gắm sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua đại dịch.
Đã gần một tháng kể từ khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, người dân hạn chế đi lại, chỉ duy trì những hoạt động, sản xuất thiết yếu. Cuộc sống của những người lao động thu nhập thấp trở nên vất vả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, giữa tâm dịch, những người dân TP.HCM đã có những việc làm thiết thực để kịp thời hỗ trợ, sẽ chia với những người khó khăn hơn mình.
Đang phát
Live