Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 - 03/3/2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 - 03/3/2024).- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với 3 địa phương: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.- Năm nay, nguồn vốn đầu tư công của TP.HCM tiếp tục ở một mốc mới với gần 79.000 tỷ đồng, trong đó có 50% là dành cho giao thông. Ngay những ngày nắng nóng như đổ lửa, nhiều công trình tại TP.HCM “vượt nắng”, tăng tốc thi công, sớm hoàn thành dự án.- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn, kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về vụ tấn công đẫm máu khiến hơn 100 người thiệt mạng ở Dải Gada.- Cuộc họp đầu tiên trong năm của Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới kết thúc mà không ra được tuyên bố chung. Các thành viên bị chia rẽ trầm trọng liên quan các cuộc xung đột địa chính trị hiện nay.
Là quốc gia có tỷ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới, năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về hơn 50 triệu USD. Trong số 60 quốc gia có khả năng bán "mặt hàng" này, Việt Nam đã lọt top 15 và dự kiến tiếp tục phát triển thị trường giàu tiềm năng này với dự kiến thu về 200 triệu USD, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng. Làm thế nào để có thể khai thác tiềm năng này phát triển thương mại tín chỉ các-bon, thu về nguồn tài chính cho đất nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng? Cùng bàn về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Trần Hiếu Minh - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT.
Tiềm năng thu 5.000 tỉ đồng từ bán tín chỉ các bon: nguồn lực lớn cho bảo vệ và phát triển rừng.- Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.- Trọng tâm xung đột Ukraine trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga.- Hơn 22.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm.
Lâm Đồng có trên 500.000 ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng thông và các dạng rừng dễ cháy. Trước thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, địa phương này đang tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng chống cháy.
Bước vào mùa khô, dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai thường xuyên ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm (cấp IV, cấp V). Thời điểm này cũng đúng vào dịp người dân đốt thực bì để trồng ngô, sắn cho vụ đầu năm mới. Chính vì vậy công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm và chủ động với các phương án xử lý khi cháy rừng xảy ra.
Nắng nóng, khô hanh kéo dài nhiều ngày qua đang đe dọa cháy ở hầu hết các cánh rừng tại Lai Châu. Cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động người dân chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, hiện nay các lực lượng tại địa phương cũng đã chủ động về quân số, phương án, sẵn sàng ứng phó và quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 497.000 héc ta rừng, trong đó 413.000 héc ta rừng tự nhiên và trên 83.000 héc ta rừng trồng. Vào cao điểm mùa khô, các lực lượng chức năng ở Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng.
Sơn La đang bước vào mùa khô hanh, nắng nóng, nhiệt độ cao nhất tới 33 độ C, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Các cấp, các ngành, cùng các chủ rừng và người dân đang nỗ lực phòng “giặc lửa”, bảo vệ "lá phổi" xanh trên rẻo cao.
Thái Nguyên là một trong những địa phương tích cực thực hiện phát triển rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng(FSC). Đây là điều kiện để nâng cao công tác quản lý, phát triển rừng bền vững. Đồng thời, sản phẩm gỗ khi có chứng chỉ FSC sẽ xuất khẩu được các nước EU và Mỹ.
Ngày Tết cổ truyền, khi mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau thì cũng là lúc các thành viên của các Đội Bảo vệ rừng trong cộng đồng tại huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn băng qua những cánh rừng già để làm nhiệm vụ tuần tra, không để kẻ xấu lợi dụng thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán phá rừng. Một số người nhiều năm liền phải ăn Tết trong rừng già. Ăn Tết trong rừng không có người thân bên cạnh nhưng những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng vẫn tìm thấy niềm vui cho riêng mình.
Đang phát
Live